Giật mình hình ảnh Sydney chìm trong "hỏa hoạn"

Australia đã quen đối phó với các đám cháy lớn, gieo rắc sự hủy hoại khắp các cộng đồng ở nước này. Vì vậy, bạn có thể hình dung các cư dân Sydney đã trở nên rúng động như thế nào khi thức dậy vào buổi sáng và nhìn thấy hình ảnh thành phố như chìm trong một vụ hỏa hoạn lớn.

Với khói bốc lên ngụt trời và ánh sáng rực màu da cam phía dưới các tòa nhà chọc trời, thành phố Sydney như đang phải hứng chịu một đám cháy lớn. Tuy nhiên, may mắn thay, cảnh tượng trên không phản ánh một vụ hỏa hoạn khủng khiếp, mà là thành phố lúc bình minh.

Khi mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu trực tiếp vào màn sương vẫn còn bao phủ dày đặc, tạo ra mảng màu cam rực rỡ. Do màn sương dịch chuyển nhanh qua đường chân trời nên nó tạo ra ảo giác về một đám cháy quét qua Sydney, khiến những cư dân thức dậy đủ sớm để chứng kiến cảnh tượng này hoảng sợ.

Rob Karlen, 23 tuổi, đã chụp các bức ảnh ấn tượng về sự việc từ ban công căn hộ của mình tại quận buôn bán trung tâm Sydney sau khi nhận ra anh không đối mặt với bất kỳ nguy hiểm nào.

Chàng sinh viên của Đại học New South Wales kể: "Tôi chụp các bức ảnh lúc khoảng 7 giờ sáng, khi mặt trời bắt đầu mọc và lên cao dần phía trên các tòa nhà.

Tôi đang làm việc với máy tính khi đưa mắt nhìn ra ngoài lớp kính mờ đục của cửa sổ. Ngay lập tức, tôi nghĩ là có hỏa hoạn, rồi nhảy ra khỏi ghế và chạy tới ban công để xem điều gì xảy ra. Bầu trời trông như vậy (có hỏa hoạn) khoảng 10 phút, cho tới khi mặt trời lên cao tới vị trí không còn khiến màn sương có màu cam theo cách đó nữa.

Mới đây, thành phố đã trải qua vài ngày chìm trong lớp sương mù dày đặc, nhưng tôi chưa từng thấy cảnh tượng nào như vậy. Ban đầu, tôi thực sự lo sợ đã xảy ra hỏa hoạn đối với một trong các tòa nhà cao tầng của thành phố".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News