Giật mình với số lượng nhựa bạn đang ăn vào miệng mỗi năm

Bạn đang ăn bao nhiêu mảnh nhựa mỗi năm? Đó là một con số rất lớn đấy.

Có lẽ đến thời điểm này, nhiều người trong chúng ta cũng hiểu được rằng nhựa có thể khiến môi trường ô nhiễm kinh khủng đến mức nào.

Những năm gần đây, khoa học và dư luận đang chú ý đến các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic - các mảnh nhựa có kích cỡ dưới 5mm (thậm chí xuống khoảng 100 nanomet). Những mảnh nhựa này đang tràn ngập đại dương, chui vào cơ thể của sinh vật biển.

Nói cách khác, chúng đã lọt vào chuỗi thức ăn, và xuất hiện cả trên bàn ăn của chúng ta.

Nhựa đến từ biển...


Động vật có vỏ đang chứa một lượng nhựa tương đối lớn.

Ví dụ tại châu Âu, một phần ăn trai, sò loại cơ bản có thể chứa tới 90 mảnh nhựa. Con số này sẽ thay đổi theo từng quốc gia và thế hệ, nhưng nếu ăn thường xuyên, bạn có thể đang ăn tới 11.000 mảnh nhựa mỗi năm.

Với cá thì con số khó ước tính hơn. Hầu hết các nghiên cứu từ trước đến nay mới chỉ phân tích thành phần trong dạ dày và ruột của cá, trong khi đây là những bộ phận bị bỏ đi đầu tiên khi chế biến. Còn thực tế, vi nhựa đã được tìm thấy trong gan, thận... nữa, tức là chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi trong cơ thể cá.

Thậm chí, các loại cá đóng hộp cũng có chứa vi hạt nhựa. Dù con số được xác định là thấp, nhưng ít nhất cũng là 5 mảnh nhựa cho một phần ăn. Số nhựa ấy lọt vào từ quá trình đóng hộp, hoặc do hạt nhựa bay trong không khí.


Phù du có chứa hạt vi nhựa, rồi đi vào trong cơ thể sinh vật biển.

Một loại thực phẩm nữa có chứa hạt nhựa, đó là muối. Theo thống kê, 1kg muối có thể chứa tới 600 hạt nhựa. Nếu mỗi ngày ăn 5g muối, bạn đã nạp 3 hạt nhựa vào người. Và thậm chí, lượng nhựa trong muối có thể còn nhiều hơn như thế.

Và từ các nguồn chẳng liên quan đến biển

Ngay cả các loại thức ăn hàng ngày chẳng liên quan đến biển cũng có chứa hạt nhựa. Theo như các nghiên cứu mới, thì động vật trên cạn cũng có nhựa trong người (vì chúng ăn cá). Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rất hạn chế. Gần nhất chỉ có nghiên cứu về gà tại Mexico cho thấy mỗi con chứa khoảng 10 hạt nhựa trong diều mà thôi.

Các chuyên gia cũng đã tìm thấy hạt nhựa trong bia và mật ong. Với mỗi chai bia, bạn đang nuốt khoảng 10 hạt nhựa siêu nhỏ vào người.


Ngay cả các loại thức ăn hàng ngày chẳng liên quan đến biển cũng có chứa hạt nhựa.

Đặc biệt, các hạt vi nhựa còn đang tồn tại trong các loại nước đóng chai mà chúng ta uống mỗi ngày, dù là chai nhựa hay chai thủy tinh. Với một chai nước dùng một lần, mật độ nhựa trong nước dao động từ 2 - 44 hạt/lít. Nhựa bị nhiễm trong quá trình đóng chai.

Bên cạnh đó, một số bằng chứng còn chỉ ra rằng nhựa trong đồ ăn còn đến từ bụi trong không khí. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm tùy vùng địa lý, nhưng bạn có thể ăn tới 70.000 mảnh nhựa mỗi năm. Và đó là con số sẽ xảy ra khi mỗi ngày bạn ăn chỉ 01 bữa.

Dù chưa có bằng chứng cụ thể về tác hại của hạt vi nhựa với sức khỏe, nhưng đó vẫn là những con số khổng lồ, cần phải đánh động đến tất cả mọi người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News