Giật mình xem người xưa dùng bom hạt nhân để... chữa cháy
Cho đến nay, việc sử dụng bom hạt nhân được sử dụng để "chữa cháy" vẫn là sự kiện gây chấn động dư luận. Sự việc xảy ra vào tháng 1/1963.
Khi ấy, một giếng khí tại mỏ khí gas Urta-Bulak nằm cách thành phố Bukhara thuộc nước Cộng hòa Uzbekistan (thuộc Liên Xô) bất ngờ phát nổ ở độ sâu 2,4km.
Xung chấn của vụ nổ bom hạt nhân làm đất đá ở thành giếng vỡ ra cắt đứt đường dẫn khí.
Vào thời điểm ấy, các biện pháp chữa cháy thông thường không có hiệu quả. Hậu quả là lửa cháy liên tục trong suốt 3 năm gây thiệt hại hơn 12 triệu m3 khí gas mỗi ngày. Theo các chuyên gia, lượng khí gas bốc cháy mỗi ngày trên đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân ở thành phố St. Petersburg.
Do những phương pháp chữa cháy thông thường không có hiệu quả nên các nhà khoa học Liên Xô tại phòng thí nghiệm vũ khí hạt nhân Arzamas đã tìm ra cách khống chế ngọn lửa trên bằng cách sử dụng một vũ khí nguy hiểm.
Cụ thể, các nhà khoa học Liên Xô đã tạo ra một quả bom nguyên tử đặc biệt có sức nổ 30 kiloton. Vũ khí hạt nhân này được thiết kế có lớp vỏ đặc biệt chịu được áp suất lớn và nhiệt độ cao. Kế đến, các chuyên gia khoan một đường hầm dài khoảng 6km cách không xa miệng giếng có khí gas bị rò rỉ và bốc cháy. Ở độ sâu 1.450m, đường hầm được đào cắt chéo để đến gần giếng khí gas hơn.
Vào ngày 30/9/1966, quả bom hạt nhân trên được kích nổ ở độ sâu 2.440m. Kết quả là xung chấn của vụ nổ bom hạt nhân làm đất đá ở thành giếng vỡ ra cắt đứt đường dẫn khí. Sau 23 giây diễn ra vụ nổ hạt nhân, ngọn lửa cháy trên miệng giếng dập tắt. Theo đó, đây là lần đầu tiên trong lịch sử bom hạt nhân được sử dụng để "chữa cháy" và đám cháy được khống chế.

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?
Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.
