Gió tử thần tiêu diệt sự sống khi thiên thạch đâm vào Trái Đất
Gió và sóng xung kích là sát thủ hàng đầu đối với con người nếu một tiểu hành tinh đủ lớn va vào Trái Đất.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà khoa học tại Đại học Southampton, Anh cho biết gió và sóng xung kích là thủ phạm chính tiêu diệt sự sống nếu một tiểu hành tinh có kích thước đáng kể đâm vào Trái Đất trong tương lai, Vox ngày 3/7 đưa tin.
Tiểu hành tinh có thể phát nổ dữ dội khi đâm vào Trái Đất. (Ảnh minh họa: Science).
Các nhà khoa học xây dựng mô hình máy tính mô phỏng tác động của 50.000 tiểu hành tinh ảo với nhiều kích cỡ đâm vào nhiều nơi trên Trái Đất để ước tính mức độ thiệt hại và con số thương vong do chúng gây ra.
Khi tiểu hành tinh đâm xuống Trái Đất, chúng có thể tạo nên sóng thần, những cơn bão lửa và làm bắn ra vô số mảnh vỡ, nhưng gió và sóng xung kích sinh ra từ vụ nổ mới là thứ giết nhiều người nhất.
Một tiểu hành tinh đủ lớn khi phát nổ trong khí quyển hoặc va đập vào mặt đất, biển sẽ sinh ra sóng xung kích, kéo theo sự hình thành cơn gió mạnh đến mức có thể san bằng các thành phố, trong khi áp suất của vụ nổ có thể phá hủy nội tạng con người.
Theo nghiên cứu, 60% các ca tử vong khi tiểu hành tinh va vào Trái Đất là do gió và áp suất. Kích thước của tiểu hành tinh càng lớn, nguy cơ con người thiệt mạng vì nguyên nhân khác càng cao, nhưng gió vẫn là sát thủ số một.
Đồ họa vụ nổ của tiểu hành tinh ở Siberia năm 1908. (Video: KillingHorizon).
Nghiên cứu cũng cho thấy, sóng thần không có sức phá hủy mạnh như gió bởi đặc điểm bờ biển của nhiều khu vực sẽ hạn chế mức độ tàn phá của sóng thần. Hiện tượng này cũng chỉ hình thành nếu tiểu hành tinh lao xuống biển.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
