Giới khoa học khi tìm ra căn bệnh "sốt vũ trụ" nguy hiểm với các phi hành gia

Khoa học luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro cho con người khi bước ra ngoài vũ trụ. Và mới đây, họ lại có thêm một vấn đề nữa phải đau đầu, vì căn bệnh mang tên "sốt vũ trụ".

Mọi nghiên cứu về du hành vũ trụ đều phải dựa trên một điều kiện tiên quyết, đó là đảm bảo an toàn cho các phi hành gia. Tất nhiên rồi, vì chẳng ai tự nhiên mò lên sao Hỏa nếu như biết chắc chắn sẽ mang bệnh, thậm chí là bỏ mạng ở đó.

Hiện tại, du hành vũ trụ vẫn còn đang gặp rất nhiều vấn đề. Ở quá lâu trong vũ trụ sẽ gây teo cơ, giảm thị lực, thậm chí còn thay đổi cả kết cấu di truyền.

Giới khoa học khi tìm ra căn bệnh sốt vũ trụ nguy hiểm với các phi hành gia
Vũ trụ vẫn luôn là một nơi nguy hiểm.

Và theo như nghiên cứu mới đây từ ĐH Y Charité (Berlin), khoa học lại có thêm một vấn đề nữa phải quan tâm về cơ thể trong môi trường vi trọng lực. Theo đó, các phi hành gia dường như có thân nhiệt (CBT) cao hơn so với những người trên Trái đất.

Cụ thể, sự chênh lệch rơi vào khoảng 1°C (1,8°F) sau khi các phi hành gia ở trên vũ trụ khoảng 2 tháng rưỡi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, và họ gọi hiện tượng gia nhiệt này là "sốt vũ trụ".

Chỉ 1°C, nhưng là cả một vấn đề đáng sợ

Thân nhiệt cơ bản của con người là 37°C, và nó chỉ tăng lên khi gặp trục trặc - chính là bị ốm. Thứ kiểm soát thân nhiệt là vùng não dưới đồi (hypothalamus), nên khi thân nhiệt thay đổi cũng có nghĩa vùng não này đang có vấn đề.

Thân nhiệt quá cao, bạn sẽ bị sốc nhiệt; quá thấp, chứng hạ thân nhiệt xuất hiện. Cả 2 căn bệnh này đều có thể phá hủy nội tạng. May mắn là thân nhiệt của chúng ta sẽ được cân đối nhờ tuyến mồ hôi và qua khả năng luân chuyển nhiệt của mạch máu.

Giới khoa học khi tìm ra căn bệnh sốt vũ trụ nguy hiểm với các phi hành gia
Ở trong vũ trụ khiến thân nhiệt trở nên khó kiểm soát.

Nhưng theo như nghiên cứu này thì trong môi trường vi trọng lực, quá trình điều tiết nhiệt sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là để hạ thân nhiệt xuống. Việc đổ mồ hôi cũng khó khăn hơn, vì mồ hôi sẽ đọng và bám lại trên cơ thể. Chỉ có cách dùng khăn lau đi mà thôi.

Cũng bởi vậy, thân nhiệt của các phi hành gia sau một khoảng thời gian sẽ cao hơn bình thường, và đây có thể là một phần lý do cho chứng "sốt vũ trụ". Ngoài ra, dường như cơ thể phản ứng vì nhầm lẫn môi trường vi trọng lực với một số yếu tố gây hại cho cơ thể, như nhiễm trùng, nhiễm xạ, căng thẳng tâm lý...

Khi việc hạ nhiệt trở nên khó khăn, các phi hành gia có nguy cơ kiệt sức cao hơn khi vận động trong vũ trụ. Trên thực tế, thân nhiệt của các phi hành gia có thể vượt 40°C sau khi tập luyện. Nếu như thời gian hạ nhiệt quá lâu, họ sẽ gặp nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, nghiên cứu này được đưa ra với mong muốn tăng cường sự an toàn cho các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ dài ngày, đặc biệt là để chinh phục sao Hỏa trong một vài năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về tàu Voyager 2

Tổng quan về tàu Voyager 2

Cả tàu vũ trụ Voyager 2 và Voyager 1 đều được thiết kế, phát triển, và chế tạo tại Jet Propulsion Laboratory gần Pasadena, California.

Đăng ngày: 06/12/2017
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 06/12/2017
Nhiều nhà khoa học phản đối lý thuyết mới phủ định vật chất tối và năng lượng tối

Nhiều nhà khoa học phản đối lý thuyết mới phủ định vật chất tối và năng lượng tối

Vật chất tối được phát hiện lần đầu tiên năm 1933, khi các nhà khoa học cho rằng chỉ giới hạn trong vật chất thấy được thì không thể lý giải được sự chuyển động của các vì sao và các thiên hà

Đăng ngày: 05/12/2017
Thí nghiệm chứng minh du hành ngược thời gian khả thi

Thí nghiệm chứng minh du hành ngược thời gian khả thi

Các nhà khoa học Scotland tạo ra các hình ảnh di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng và chỉ ra rằng hình ảnh có thể đi ngược thời gian.

Đăng ngày: 05/12/2017
Tổng quan về tàu Voyager 1

Tổng quan về tàu Voyager 1

Tàu vũ trụ Voyager 1 là một tàu thăm dò vũ trụ robot nặng 722kg (1,592 lb) hoạt động ở ngoài Hệ Mặt trời và xa hơn nữa, được phóng đi ngày 5 tháng 9 năm 1977.

Đăng ngày: 05/12/2017
Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ

Tìm hiểu về chương trình Apollo - chương trình đưa người lên Mặt trăng của Mỹ

Chương trình Apollo (Project Apollo), đưa ra và thực hiện bởi Hoa Kỳ trong thập niên 1960, chính thức là từ 1961 đến 1975, có nhiệm vụ đưa con người lên Mặt trăng.

Đăng ngày: 05/12/2017
Vì sao con người chưa trở lại Mặt trăng?

Vì sao con người chưa trở lại Mặt trăng?

Khó khăn về tài chính cũng như thiếu mục đích cụ thể là những lý do khiến con người không trở lại mặt trăng dù trình độ công nghệ đã vượt xa những năm 70.

Đăng ngày: 05/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News