Giới khoa học lo ngại về lò hạt nhân lỗi thời của Trung Quốc

Thay vì sử dụng những công nghệ phổ biến, mang đến hiệu suất cao, Trung Quốc lại chọn phương án xây dựng nhà máy điện hạt nhân sinh ra nhiều plutonium hơn mức thông thường.

Trên hòn đảo nhỏ bé, vắng vẻ thuộc tỉnh Phúc Kiến, Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) đang xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân bất thường, thu hút sự chú ý và lo ngại của cộng đồng khoa học quốc tế. Dự kiến các nhà máy sẽ hoàn thành, đi vào phát điện từ năm 2023 và 2026. Chúng sử dụng công nghệ mang tên Lò phản ứng nhanh 600 của Trung Quốc (CFR-600).

Giới khoa học lo ngại về lò hạt nhân lỗi thời của Trung Quốc
Vị trí hòn đảo Changbiao, nơi Trung Quốc đang xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: Aljazeera).

Theo Al Jazeera, không giống như các nhà máy điện hạt nhân phổ biến trên thế giới, đây là kiểu lò phản tái sinh (Breeder reactor). Trong quá trình hoạt động, nó tạo ra nhiều chất phóng xạ hơn mức đã sử dụng. Điều đó khiến các nhà khoa học nghi ngờ mục đích của dự án này.

Công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả

Mục tiêu của các nhà máy điện hạt nhân là sử dụng càng nhiều nhiên liệu càng tốt, chứ không phải tạo nhiều chất thải nguyên tử hơn. Điều này đặc biệt đúng khi lò phản ứng sinh ra plutonium - chất dễ biến thành vũ khí nguy hiểm.

Trong lịch sử phát triển của điện hạt nhân, các nhà máy dùng lò phản ứng tái sinh sớm bị thay thế bởi những công nghệ tiên tiến và hiệu năng cao hơn. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Đức đã sớm khai tử dự án dùng Breeder reactor.

Giới khoa học lo ngại về lò hạt nhân lỗi thời của Trung Quốc
Bên trong một lò phản ứng hạt nhân sử dụng công nghệ Breeder reactor của Nga. (Ảnh: Getty Images).

Tuy nhiên, Trung Quốc không nghĩ vậy. CFR-600 là lò phản ứng neutron nhanh làm mát bằng natri. Thay vì sử dụng nước, giống như hầu hết nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên thế giới, nó được làm mát bằng natri lỏng, với dải nhiệt độ rộng hơn và ít tương tác hơn nước.

Bên trong CFR-600 là một loại oxit hỗn hợp (MOX), được làm từ chất thải phóng xạ plutonium và uranium đã làm nghèo. Đây là bước tiếp theo trong quá trình phát triển công nghệ hạt nhân nội địa. Trung Quốc khởi động kế hoạch này từ 2003 với việc thiết kế Lò phản ứng nhanh thử nghiệm (CEFR).

Điều đặc biệt, thay vì phát triển trên nền tảng tiên tiến hơn như lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ, loại đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới với hiệu suất tốt, Trung Quốc lại chọn công nghệ tiêu tốn nhiều uranium hơn. Từ vài thập kỷ trước, Breeder reactor dần bị bỏ rơi do chi phí nhiên liệu cao.

Có thể sử dụng vào mục đích kép?

Theo Al Jazeera, chuyên gia từ Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến Vũ khí hạt nhân Mỹ (NPEC) cho rằng, với lượng plutonium mà các lò phản ứng nhanh tạo ra, Trung Quốc có thể sở hữu 1.270 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030. Con số này tương đương với lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện có trong kho vũ khí của Mỹ.

Giới khoa học lo ngại về lò hạt nhân lỗi thời của Trung Quốc
Khu vực Trung Quốc đang xây nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: CNNC).

Hai cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về An ninh Quốc tế và Không phổ biến vũ khí hạt nhân kêu gọi chính phủ các nước có phản ứng quyết liệt trước động thái của Trung Quốc.

“Theo quan điểm của chúng tôi, đã đến lúc lãnh đạo các quốc gia xung quanh Vành đai Thái Bình Dương phải ngồi lại với nhau, xem xét nghiêm túc vấn đề này. Liệu việc đó (dự án hạt nhân của Trung Quốc) có thực sự là ý tưởng tốt cho một khu vực quan trọng, năng động và thịnh vượng hay lại tiếp tục vướng vào việc sản xuất hàng tấn nguyên liệu nguy hiểm. Thay vào đó, hãy tìm kiếm giải pháp thay thế tốt hơn”.

Chương trình phát triển hạt nhân của Trung Quốc đang không rõ ràng. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều báo cáo tình trạng sử dụng plutonium dân dụng của họ cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhưng Trung Quốc chưa công khai việc này từ 2017 đến nay.

Các nhà khoa học có thể sẽ tiếp tục đặt câu hỏi về lò phản ứng tái sinh, đặc biệt khi ngày càng nhiều quốc gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm thay thế các nguồn năng lượng phát thải khí carbon.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các tác nhân gây dị ứng da trên quần áo khi giặt giũ không hiệu quả

Các tác nhân gây dị ứng da trên quần áo khi giặt giũ không hiệu quả

Nguyên nhân dị ứng da có thể đến từ việc quần áo sau khi giặt dính bụi bận, nấm mốc, côn trùng…

Đăng ngày: 26/05/2021
Nếu người Neanderthal không bị tuyệt chủng, thế giới sẽ ra sao?

Nếu người Neanderthal không bị tuyệt chủng, thế giới sẽ ra sao?

Sự tuyệt chủng của người Neanderthal cách đây 25.000 năm vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng nếu chúng chưa bị tuyệt chủng vào thời điểm đó, liệu chúng ta có thể sống cùng chúng trên Trái Đất?

Đăng ngày: 26/05/2021
Bí ẩn những chiếc vạc đồng tinh xảo thời chúa Nguyễn

Bí ẩn những chiếc vạc đồng tinh xảo thời chúa Nguyễn

Cố đô Huế (Thừa Thiên-Huế) hiện còn lưu giữ 11 chiếc vạc đồng thời chúa Nguyễn trong khoảng thời gian từ năm 1631-1684.

Đăng ngày: 26/05/2021
Những bí mật của các cây cầu

Những bí mật của các cây cầu "nghìn năm tuổi"

Thời gian tưởng chừng như có thể tàn phá tất cả nhưng vẫn có những cây cầu bền bỉ đương đầu với năm tháng và là nhân chứng cho biết bao thăng trầm lịch sử.

Đăng ngày: 26/05/2021
Những sự kiện tàn phá ít được biết đến nhất trong lịch sử

Những sự kiện tàn phá ít được biết đến nhất trong lịch sử

Lịch sử đã chứng kiến ​​hành trình của nền văn minh và chúng ta cũng đã nhìn thấy điều đó qua con mắt của lịch sử. Nhưng có những chương là những sự kiện tàn khốc ít được biết đến.

Đăng ngày: 25/05/2021
Khoa học đằng sau dòng phim quái vật Hollywood

Khoa học đằng sau dòng phim quái vật Hollywood

Những bộ phim kinh điển đã đưa Frankenstein, Ma cà rồng, Xác ướp,… chạm đúng vào nỗi sợ và sang chấn tâm lý xã hội.

Đăng ngày: 25/05/2021
Video: Nỗi buồn thất tình tàn phá con người thế nào

Video: Nỗi buồn thất tình tàn phá con người thế nào

Nhìn ảnh gợi nhớ mối tình cũ, người thất tình bỗng cảm thấy đau đầu, nhịp tim giảm, nồng độ hormone thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu, giấc ngủ xáo trộn và tóc rụng nhiều hơn, theo Buzzfeed.

Đăng ngày: 25/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News