Giới khoa học phát hiện hai lục địa rộng lớn đã biến mất

Các nhà khoa học tìm thấy 2 lục địa Á-Âu và Ấn Độ đã từng tồn tại cách đây 60 triệu năm nay đã bị chìm mất.

Cuộc nghiên cứu gần đây được đăng tải trên báo Nature Geoscience tiết lộ những điều nhận thấy và biến đổi về các đĩa kiến tạo.
Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Chicago (Mỹ) đã xem xét chi tiết sự va chạm của các đĩa kiến tạo lục địa Á-Âu và Ấn Độ cách đây 60 triệu năm và vẫn chuyển động chậm chạp. Thậm chí nó còn gây ra nhiều hiện tượng bất thường và làm xuất hiện dãy núi Himalaya.


Hình minh họa: Sự va chạm giữa lục địa Á-Âu và Ấn Độ cách đây 60 triệu năm.

Các chuyên gia tận dụng nhiều nguồn dữ liệu để xem xét nguồn gốc của hai lục địa trước khi va chạm vào nhau.

Nghiên cứu sinh Miquela Ingalls đứng đầu cuộc nghiên cứu này, coi đây là đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học địa vật lý, đưa ra kết luận: "Chúng tôi đã tìm thấy một nửa vật chất của hai lục địa cách đây 60 triệu năm, đã biến mất, không còn tồn tại đến ngày nay".

Sau khi xem xét những khả năng có thể xảy ra làm hai lục địa biến mất, các chuyên gia đã kết luận rằng: lục địa rộng lớn bị mất có thể đã trôi trở lại vỏ Trái Đất, được gọi là Sự biến mất quy mô lớn.

Giả thuyết mới này loại bỏ đi những hiện tượng từng như đánh đố các nhà khoa học về việc thấy chì và uranium trong dung nham núi lửa.

Những nguyên tố này có trong vỏ cứng của Trái Đất nhưng hiếm thấy trong lớp vỏ bên ngoài. Có thể bề mặt Trái Đất đã hấp thụ chất từ bên trong nên chúng có trong đá magma.


Lục địa rộng lớn bị mất có thể đã trôi trở lại vỏ Trái Đất, được gọi là Sự biến mất quy mô lớn. (Hình minh họa).

Giáo sư khoa học địa vật lý David Rowley - người cố vấn cho Miquela Ingalls, cũng công nhận giả thuyết và nói: "Chúng tôi thấy khối lượng lớn vỏ Trái Đất đã biến mất từ hồ nước và chỉ có thể trôi vào vỏ bao bọc".

"Chúng ta đã tưởng rằng lớp vỏ cứng và vỏ bao bọc tương tác với nhau. Giả thuyết này cho thấy điều đó là không đúng".

Áp dụng giả thuyết này chúng ta thấy lục địa Á-Âu và Ấn Độ từng va chạm với nhau trong lịch sử Trái Đất. Các thanh phần lục địa trong lớp vỏ cứng tiếp tục hòa trộn trong vỏ bao bọc rồi tái xuất hiện trong dung nham núi lửa phun lên hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Đăng ngày: 10/02/2025
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 10/02/2025
Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 06/02/2025
Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.

Đăng ngày: 04/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News