Giới khoa học phát hiện vi khuẩn "ma cà rồng" khát máu người

Giới khoa học Mỹ đã phát hiện đặc điểm mới như ma cà rồng của một số vi khuẩn, đó là lùng sục và tiêu thụ máu con người.

Từ lâu, giới khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao các vi khuẩn như Salmonella và E. coli có thể di chuyển từ ruột vào máu, rồi gây chết người trong một số trường hợp.

Giới khoa học phát hiện vi khuẩn ma cà rồng khát máu người
Một mẫu vi khuẩn E. coli. (Ảnh: Đại học Giessen (Đức)).

Gần đây, nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) phát hiện ra rằng những vi khuẩn này bị thu hút bởi phần chất lỏng của máu (huyết thanh), nơi chứa chất dinh dưỡng mà vi khuẩn coi là thức ăn.

Chúng có thể dễ dàng “đánh hơi” được vị trí của huyết thanh và xâm nhập vào máu thông qua những vết xước nhỏ trong hệ tiêu hóa. Ngay cả lượng máu nhỏ nhất cũng đủ để thu hút “vi khuẩn ma cà rồng”, giống như cá mập có thể phát hiện ra máu trong nước.

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Arden Baylink cho biết: “Vi khuẩn lây nhiễm vào máu có thể gây nguy hiểm chết người. Chúng tôi nhận thấy một số vi khuẩn thường gây nhiễm trùng máu và có thể cảm nhận được một chất hóa học trong máu người rồi bơi về phía đó”.

Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí eLife. Theo đó, các vi khuẩn đường ruột như E. coli và Salmonella có thể phát hiện ngay cả chỉ 1 femtoliter huyết thanh – đơn vị đo rất nhỏ tương đương 0,0000000000001 ml. Khi phát hiện ra vết xước đang rỉ máu vào ruột, chúng sẽ vây quanh rồi tiến vào.

Nhóm nghiên cứu theo dõi quá trình các vi khuẩn tìm kiếm huyết thanh và nhận thấy việc này chỉ diễn ra trong chưa đầy một phút. Trong trường hợp này, vi khuẩn dựa vào hóa ứng động (chemotaxis) và di chuyển tới nơi mà các chất có nồng độ cao hơn.

Các nhà khoa học nhận định rằng, nghiên cứu mới về cách vi khuẩn xâm nhập vào máu này mở đường cho các loại thuốc tiên tiến có thể ngăn ngừa nhiễm trùng huyết trước khi xảy ra.

Trong trường hợp bình thường, có những quần thể vi khuẩn trong ruột thường bị coi là có hại như E. coli và salmonella. Khi khỏe mạnh, các vi khuẩn khác và hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ kiểm soát những vi khuẩn này. Nhưng nếu những vi khuẩn này xâm nhập được vào máu, chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu

Thế giới tự nhiên luôn ẩn giấu những điều thú vị. Như chúng ta đều biết, cây cối thường mọc trên đất, cát hoặc nước, nhưng, loài cây dưới đây lại phát triển tại những khu vực có kim cương.

Đăng ngày: 18/04/2024
Ý tưởng táo bạo của công ty Anh: Biến lông gà thành món ăn

Ý tưởng táo bạo của công ty Anh: Biến lông gà thành món ăn

Một công ty tại Anh đã triển khai dự án độc đáo biến lông gà thành protein có thể ăn được, nhằm giảm thiểu rác thải từ lĩnh vực chăn nuôi gia cầm.

Đăng ngày: 15/04/2024
Chế tạo thành công giày, ví da từ... vi khuẩn

Chế tạo thành công giày, ví da từ... vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu Anh đã thành công biến đổi gene vi khuẩn Komagataeibacter để tạo ra một loại da " thuần chay" không chứa nhựa và có khả năng tự nhuộm đen.

Đăng ngày: 10/04/2024
Lần đầu tiên các nhà khoa học Bồ Đào Nha tạo ra chuột 6 chân

Lần đầu tiên các nhà khoa học Bồ Đào Nha tạo ra chuột 6 chân

Các nhà khoa học tạo ra một phôi thai chuột 6 chân, có thêm một cặp chân sau thay vì sở hữu cơ quan sinh dục ngoài.

Đăng ngày: 03/04/2024
Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh

Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh

Cây xanh hấp thụ carbon dioxide và việc khôi phục các khu rừng bị suy thoái hoặc trồng cây non để tăng độ che phủ rừng là một công cụ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 28/03/2024
Con người truyền số lượng virus sang động vật nhiều gấp đôi số lượng chúng ta lây từ chúng!

Con người truyền số lượng virus sang động vật nhiều gấp đôi số lượng chúng ta lây từ chúng!

Những phát hiện này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về các bệnh lây truyền từ động vật sang người và nêu bật vai trò không thể thiếu của chúng ta trong quá trình trao đổi virus của hệ sinh thái.

Đăng ngày: 28/03/2024
Các nhà khoa học giải mã phản ứng “kêu cứu” của thực vật trước mầm bệnh

Các nhà khoa học giải mã phản ứng “kêu cứu” của thực vật trước mầm bệnh

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiết lộ cách thức các loài thực vật tập hợp vi sinh vật vùng rễ thông qua cơ chế " kêu cứu" để tự bảo vệ trước nguy cơ mầm bệnh xâm nhập.

Đăng ngày: 28/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News