Giới khoa học tức giận vì NASA hủy bỏ sứ mệnh đưa robot lên Mặt trăng
Tương lai về khám phá mặt trăng đang dần bị che mờ.
NASA gây sốc cho nhiều nhà khoa học khi hủy bỏ chương trình Resource Prospector - vốn là dự án đưa robot lên Mặt trăng duy nhất của cơ quan này. Các nhà khoa học đã tức giận đệ trình một bức thư ngỏ để NASA cân nhắc đưa dự án trở lại hoạt động.
Vào tháng 12 năm 2017, tổng thống Mỹ - Donald Trump đã ký một chỉ thị yêu cầu NASA đưa các phi hành gia quay trở lại Mặt Trăng một lần nữa. Điều này làm cho tin tức về dự án robot bị đình chỉ thêm ngạc nhiên hơn, khi mà đây là thiết bị tự hành mặt trăng duy nhất của NASA còn được phát triển.
Bức thư ngỏ được viết bởi công ty tư vấn của NASA về dữ liệu Mặt trăng, yêu cầu người đứng đầu NASA là Jim Bridenstine tiếp tục sứ mệnh mà họ cảm thấy là rất quan trọng trước khi đưa các phi hành gia ở lại bề mặt Mặt Trăng. Dự án này không chỉ rất quan trọng đối với việc hạ cánh lên bề mặt Mặt Trăng trong tương lai, mà nó còn giúp khám phá các mỏ khoáng sản dễ bay hơi trên vùng cực Mặt Trăng.
Con robot đang được thử nghiệm khoan vào bề mặt.
Các robot của dự án được thiết kế để khai quật hydro, oxy và nước đóng băng từ các cột đá đứng trên bề mặt.
Trong khi các tàu thăm dò trước đó đã xác nhận rằng nước thực sự tồn tại ở các cực của mặt trăng dưới dạng băng, chỉ có các robot mới có thể kiểm tra cận cảnh lớp băng này trong thời gian dài, cũng như các mỏ vật chất dễ bay hơi khác.
Thiếu các phương tiện tự hành, dữ liệu về Mặt trăng sẽ chỉ dựa vào các vệ tinh thăm dò trong quỹ đạo của nó, vốn chỉ cung cấp các thông số có giới hạn về các thành phần có trên bề mặt.
"Các thông tin thu thập được có ý nghĩa thăm dò cực kỳ quan trọng vì chúng có thể là nguồn lực hữu hiệu để hỗ trợ cho các khám phá xa hơn trên bề mặt mặt trăng cũng như là Hệ Mặt trời", bức thư chỉ ra.
Các nhà khoa học lập luận rằng dự án Resource Prospector còn được trang bị đầy đủ để khám phá ra các mỏ quặng có giá trị, vốn đang được các công ty không gian tư nhân quan tâm về khai thác.