Giới khoa học tuyên bố đã tìm ra "tốc độ" của cái chết

Bằng cách nghiên cứu trứng của loài ếch, các nhà nghiên cứu đã đo được tốc độ tự diệt của các tế bào khi chúng "tự sát" vì lợi ích của các bộ phận trên cơ thể.

Tên: Tốc độ của cái chết.

Tuổi: Thực ra điều này không liên quan lắm.

Ngoại hình: Tế bào

Tại sao lại nói theo cách này? Vì bạn sắp phải đọc một số kiến thức khoa học không mấy dễ chịu.

Đừng vòng vo nữa và đi vào vấn đề chính đi. Bạn sẵn sàng rồi chứ? Hai nhà sinh học hệ thống thuộc Đại học Stanford, Xianrui Cheng và James Ferrell, đã tìm ra "tốc độ" của cái chết của các tế bào.


Ảnh mô phỏng sự phân hủy của một tế bào của con người. (Ảnh: Kateryna Kon/Getty Images).

Nhà sinh học hệ thống là gì? Một nhà sinh học và đồng thời cũng rất giỏi toán, nhưng đây không hẳn là điều bạn cần quan tâm.

Vậy tôi cần quan tâm điều gì? Nếu chúng ta biết được các tế bào chết đi với tốc độ như thế nào, và sâu hơn nữa là cách chúng chết đi, chúng ta sẽ có thể làm được những điều tuyệt vời.

Như là gì? Ồ, bạn biết đấy, chữa các bệnh ung thư bằng cách "khuyến khích" các tế bào ung thư tự giết nhau, hay ngăn chặn các tế bào của bệnh nhân mắc Alzheimer chết đi.

Thế tốc độ của cái chết là bao nhiêu? Theo Cheng và Ferrell, là 30 micromet một phút.

Micromet, hình như tôi chưa nghe thấy từ này bao giờ. Cũng dễ hiểu, vì đơn vị này rất nhỏ và ít được đem vào sử dụng trong thực tế. Micromet, thường được gọi tắt là micron, bằng với 1*10-6 mét, một phần triệu mét hay một phần nghìn milimet.

Vậy tốc độ của cái chết là 30 phần nghìn của một milimet mỗi phút? Chính xác. Để dễ nhớ hơn, trang New Scientist đã quy đổi thành hai milimet/giờ.

Chính xác thì thứ gì chết với tốc độ đó? Tế bào. Bằng cách nghiên cứu tế bào của ếch, Cheng và Ferrell đã đo được tốc độ của "apoptosis" (chết rụng tế bào), có thể hiểu là "cái chết được lập trình sẵn" của tế bào, khi các tế bào "tự sát" vì lợi ích của các bộ phận trên cơ thể. Có lúc tế bào sẽ tự cảm nhận được đã đến lúc nó phải ra đi; những lúc khác thì các tế bào "hàng xóm" sẽ tặng chúng một cú huých bằng các đợt sóng kích hoạt (trigger waves). Cheng và Ferrell đã đo được tốc độ của những đợt sóng đó.

Việc tế bào chết đi là tốt hay xấu? Chủ yếu là tốt. Trung bình, con người mất đi khoảng 50 tỷ tế bào mỗi ngày, và bạn có thể thấy là chúng ta vẫn sống tốt. Tuy nhiên, có những lúc các tế bào trở nên "hoang mang", các tế bào cần thiết lại chết đi trong khi các tế bào xấu lại sống, nên chúng ta càng hiểu rõ quy trình cái chết của tế bào, những sự can thiệp y học sẽ càng hiệu quả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Dưới đây là những tấm poster gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Đăng ngày: 19/02/2025
Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Trước giả thuyết được đông đảo công nhận hiện nay rằng, loài người có nguồn gốc tiến hóa từ vượn cổ.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News