Giới nghiên cứu bất lực nhìn xác ướp cổ nhất thế giới phân hủy

Hơn 100 xác ướp lâu đời nhất thế giới tìm thấy ở phía bắc Chile đang dần biến thành chất nhờn đen do độ ẩm tăng cao.

Các xác ướp của người Chinchorro có niên đại ít nhất 7.000 năm bắt đầu chuyển sang dạng sệt màu đen, Science Alert hôm qua đưa tin. Năm ngoái, các nhà chức trách địa phương đã đệ đơn lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), để xin công nhận di chỉ khai quật xác ướp là di sản thế giới.

Giới nghiên cứu bất lực nhìn xác ướp cổ nhất thế giới phân hủy
Xác ướp của người Chinchorro khai quật ở Chile. (Ảnh: YouTube).

Các nhà khoa học hy vọng động thái này sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, giúp tìm ra giải pháp xử lý chất nhờn đen, được cho là kết quả của những quần thể vi khuẩn sinh sôi trên da xác ướp.

"Việc nộp đơn không vì mục đích xin công nhận di chỉ, mà là khởi đầu của quá trình cải tiến các biện pháp bảo tồn cùng chính phủ Chile và cộng đồng quốc tế", Sergio Medina Parra, nhà nhân chủng học kiêm trưởng khoa ở Đại học Tarapaca, Chile, cho biết.

Đầu thế kỷ 20, gần 300 xác ướp được phát hiện dọc vùng ven biển phía nam Peru và phía bắc Chile, bao gồm thi thể người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh và phôi thai chết lưu. Một số có niên đại từ năm 5050 trước Công nguyên. Đây là những xác ướp lâu đời nhất thế giới tính đến nay.

Các xác ướp được bảo quản bởi người Chinchorro chuyên săn bắt - hái lượm. Họ ướp xác người chết trước người Ai Cập cổ đại khoảng 2.000 năm. "Niên đại chúng tôi xác định từ các thi thể là từ 7.000 năm trước, do đó chúng còn cổ hơn xác ướp tìm thấy ở Ai Cập", Medina Parra nói.

Trong khi người Ai Cập chỉ tiến hành ướp xác cho tầng lớp thượng lưu, người Chinchorro dường như ướp xác bất cứ ai, bất kể già hay trẻ, chứng tỏ họ duy trì một xã hội theo chủ nghĩa quân bình. "Các xác ướp Chinchorro không giới hạn trong tầng lớp thượng lưu. Cộng đồng này rất dân chủ", nhà nghiên cứu Bernardo Arriaza ở Đại học Tarapaca, người chỉ đạo khai quật ở khu vực suốt 30 năm, cho biết.

Arriaza nghi ngờ nước uống nhiễm độc từ những núi lửa lân cận có thể thúc đẩy tập tục ướp xác, bởi các nhà nghiên cứu tìm thấy thạch tín trong mô xác ướp. "Nhiễm độc thạch tín có thể dẫn tới tỷ lệ sảy thai và tử vong ở trẻ sơ sinh cao, và nỗi buồn trước sự qua đời của người thân có thể thúc đẩy cộng đồng này bắt đầu bảo quản những thi thể nhỏ. Việc ướp xác có thể khởi đầu với bào thai và tiến đến bao gồm cả người trưởng thành. Những xác ướp lâu đời nhất chúng tôi tìm thấy thuộc về trẻ em", Arriaza nhận định.


Người Chinchorro bắt đầu ướp xác trước người Ai Cập 2.000 năm. (Video: YouTube).

Lý do những xác ướp còn nguyên vẹn tới mức khó tin như vậy là chúng được chôn dưới lớp cát khô ở sa mạc Atacama trong hàng nghìn năm, một số nơi ở đây không có mưa trong hơn 400 năm. Trong thế kỷ qua, các xác ướp được khai quật và chuyển đến viện nghiên cứu địa phương để bảo tồn.

Đầu năm 2015, tình trạng các xác ướp trở nên tồi tệ. Các chuyên gia bảo tồn Peru phải nhờ tới sự giúp đỡ của các nhà khoa học ở Đại học Harvard. "Chúng tôi biết xác ướp đang xuống cấp nhưng không ai biết rõ nguyên nhân. Tình trạng xuống cấp này chưa bao giờ được nghiên cứu trước đây", Ralph Mitchell, nhà sinh vật học ở Đại học Harvard, cho biết.

Phân tích mẫu vật mô từ xác ướp hé lộ chúng chứa đầy vi khuẩn, nhưng không phải vi khuẩn cổ đại mà là loại vi khuẩn thường sống trên da người. Các vi khuẩn đang đẩy nhanh quá trình xuống cấp.

"Ngay khi gặp điều kiện và độ ẩm phù hợp, chúng bắt đầu sử dụng lớp da như nguồn chất dinh dưỡng. Các tổ chức vi sinh vật sắp ăn sạch xác ướp", Mitchell cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái vật biển cổ đại xé xác con mồi nhờ phần đầu sắc nhọn

Quái vật biển cổ đại xé xác con mồi nhờ phần đầu sắc nhọn

Các nhà nghiên cứu xác định Habelia optata, một sinh vật biển cổ đại chỉ dài khoảng hai centimet nhưng có thể xé xác con mồi bằng phần đầu sắc nhọn và linh hoạt.

Đăng ngày: 22/12/2017
Phát hiện pháo đài cổ 4.000 năm tại Syria

Phát hiện pháo đài cổ 4.000 năm tại Syria

Một ê-kíp chung giữa Pháp và Syria đã phân tích các bức ảnh vệ tinh chụp từ trên không. Theo RFI, phát hiện này được công bố hôm 19/12.

Đăng ngày: 21/12/2017
Ngồi nghỉ ở hầm khoai tây, lão nông phát hiện ra cả kho báu khổng lồ

Ngồi nghỉ ở hầm khoai tây, lão nông phát hiện ra cả kho báu khổng lồ

Câu chuyện về cuộc phiêu lưu của Indiana Jones tới khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm kho báu bí mật đã kích thích trí tưởng tượng cũng như sự tò mò của độc giả.

Đăng ngày: 21/12/2017
Phát hiện 8 xác tàu 2.000 năm tuổi dưới biển Hy Lạp

Phát hiện 8 xác tàu 2.000 năm tuổi dưới biển Hy Lạp

Các nhà khảo cổ phát hiện 8 xác tàu thời La Mã có niên đại khoảng 2.000 năm ở độ sâu 30 m dưới vùng biển gần đảo Naxos, Hy Lạp, Newsweek hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 19/12/2017
Tìm thấy loài chim cánh cụt cổ đại lớn như con người

Tìm thấy loài chim cánh cụt cổ đại lớn như con người

Nhóm nghiên cứu ước lượng, với chiều cao 1,77m và nặng hơn 100kg, đây là loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới và sống cách đây khoảng 55 – 60 triệu năm.

Đăng ngày: 19/12/2017
Phát hiện xác sinh vật thời nay giống khủng long 65 triệu năm trước

Phát hiện xác sinh vật thời nay giống khủng long 65 triệu năm trước

Theo Daily Star, xác sinh vật bí ẩn còn nguyên vẹn cả phần thịt và xương được một kỹ sư điện phát hiện bên dưới ga tàu điện ngầm.

Đăng ngày: 16/12/2017
Khối u ung thư trong xác ướp Ai Cập 2.000 năm

Khối u ung thư trong xác ướp Ai Cập 2.000 năm

Công nghệ chụp cắt lớp hiện đại cho phép các bác sĩ phát hiện khối u ác tính ở chân xác ướp Ai Cập 2.000 năm tuổi.

Đăng ngày: 15/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News