Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Sự sinh sôi nảy nở của một loài giun ngoại lai có nguồn gốc từ Argentina đang đe dọa các loài động vật hoang dã bản địa ở châu Âu.

Loài giun dẹp nhày nhụa có tên khoa học Obama nungara, vô tình được nhập vào châu Âu qua việc mua bán cây cảnh, hiện đã có mặt 72 trên 96 vùng đô thị của Pháp, cũng như nhiều nước khác trong khu vực như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Bỉ và Vương quốc Anh. 

Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu
Obama nungara ăn thịt ốc sên và giun đất. (Ảnh: Pierre Gros).

Sinh vật dài khoảng 7,5 cm, màu vàng nâu và có hàng trăm con mắt nhỏ nằm dọc cơ thể. Chúng chuyên ăn thịt ốc sên, giun đất và một số loài động vật không xương sống khác bằng cách nuốt chửng con mồi. 

Các nhà sinh vật học Anh cảnh báo loài ngoại lai gây hại này có thể "quét sạch" 20% số lượng giun đất bản địa. Đó sẽ là mất mát lớn đối với ngành nông bởi giun làm tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất và được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giảm nguy cơ ngập úng vì đào bới đất, hỗ trợ thoát nước.

"Obama nungara là mối đe dọa lớn nhất trong tất cả các loài giun dẹp xâm lấn hiện có ở lục địa già", Giáo sư Jean-Lou Justine, nhà động vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris nhấn mạnh. "Sự phân bố rộng rãi cùng với đặc tính săn mồi chúng có thể đe dọa hệ sinh thái đất và đa dạng sinh học ở châu Âu".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao cua lại nhả bọt?

Vì sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Đăng ngày: 09/02/2020
Loài kỳ giông kỳ lạ có thể nằm yên bất động trong… 7 năm liên tục

Loài kỳ giông kỳ lạ có thể nằm yên bất động trong… 7 năm liên tục

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một loài kỳ giông có khả năng rất đặc biệt đó là nằm yên bất động trong suốt một thời gian dài.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tìm thấy hậu duệ của rùa khổng lồ

Tìm thấy hậu duệ của rùa khổng lồ "George cô đơn" đã tuyệt chủng

Các nhà thám hiểu đã tìm thấy 30 con rùa khổng lồ, trong đó có hậu duệ của loài rùa đã tuyệt chủng, trên Quần đảo Galápagos.

Đăng ngày: 05/02/2020
Tại sao động vật có thể tồn tại được trong sa mạc?

Tại sao động vật có thể tồn tại được trong sa mạc?

Trong ấn tượng của chúng ta, sa mạc là một mảnh đất rất cằn cỗi, đặc trưng chủ yếu nhất của nó chính là thiếu nước.

Đăng ngày: 02/02/2020
Tại sao các đại dịch của thế giới lại đến từ động vật?

Tại sao các đại dịch của thế giới lại đến từ động vật?

Sự sống sót tiến hóa của mầm bệnh phụ thuộc vào việc lây nhiễm sang vật chủ mới. Trong khi hệ thống miễn dịch của vật chủ mới cố gắng tiêu diệt mầm bệnh thì mầm bệnh cũng sẽ "tìm cách" tiến hóa để tồn tại bằng cách sang tiếp một loài mới nữa.

Đăng ngày: 01/02/2020
Vì sao chúng ta không bao giờ nhìn thấy xác voi trong rừng?

Vì sao chúng ta không bao giờ nhìn thấy xác voi trong rừng?

Chúng ta thường thấy loài voi đi lại thành những bầy lớn trong rừng nhưng lại không hề thấy xác voi khi chúng chết đi? Tại sao vậy?

Đăng ngày: 31/01/2020
Tại sao dơi là thủ phạm bùng phát của nhiều đại dịch toàn cầu?

Tại sao dơi là thủ phạm bùng phát của nhiều đại dịch toàn cầu?

Theo các nhà khoa học, nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán có thể đến từ một loại rắn. Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khác lại nói rằng thủ phạm cuối cùng nhiều khả năng là dơi.

Đăng ngày: 31/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News