Giun đũa giúp giải quyết bệnh vô sinh ở phụ nữ?

Đây là cơ hội để hệ miễn dịch của phụ nữ không giết chết tinh trùng xâm nhập hay tự phá hủy trứng của mình. Kí sinh trùng, nghe có vẻ thật đáng sợ nhưng cứ 10 người trong số chúng ta thì có tới 6 đang nuôi dưỡng chúng đâu đó trên cơ thể. Mặc dù vậy, nhiều khi chúng không gây hại như bạn nghĩ.

Giun đũa có thể giải quyết bệnh vô sinh ở phụ nữ?

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng những phụ nữ Bolivia đang có nhiều con hơn khi họ nhiễm ký sinh trùng giun đũa. Bỏ qua những từ ngữ đáng sợ, đó có thể là cơ hội cho những ai đang gặp khó khăn trong việc sinh sản.
Tuy nhiên, bạn đừng vội tới Nam Mỹ và tắm ở con sông những người phụ nữ bản địa Bolivia đã tắm. Sẽ cần thời gian để giải thích mối tương quan giữa việc nhiễm ký sinh trùng với khả năng sinh con được cải thiện. Hiện nay, các nhà khoa học đang thực hiện nghiên cứu tiền lệ cho trường hợp này.

Bên cạnh phát hiện mới, trước đó một số nhà khoa học Austraila cũng công bố một nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của ký sinh trùng lên cơ thể con người. Họ thử cho lây nhiễm 40 bệnh nhân loét dạ dày với giun móc. Những người trước đó đã không thể tiêu hóa Gluten, một hỗn hợp 2 protein cũng đã có thể làm được điều đó khi ăn pizza, bánh mì hay mì ống. Một số bằng chứng khác cho thấy một số ký sinh trùng có thể được lợi dụng để chữa lành vết thương thậm chí là điều trị bệnh phổi.

Giun đũa giúp giải quyết bệnh vô sinh ở phụ nữ?
Giun đũa.

Trở lại với khả năng tăng cường sinh sản ở phụ nữ, nhóm các nhà nhân chủng học đến từ Đại học California, Santa Barbara đã lấy mẫu 1000 người bản địa Bolivia và nghiên cứu họ suốt 9 năm. Những phụ nữ này thường nhiễm giun đũa hoặc giun móc như một điều tất yếu trong điều kiện sinh hoạt ô nhiễm. Tuy nhiên, khi bị nhiễm với liều lượng thấp mà không đủ để nhiễm trùng, các dữ liệu quan sát chỉ ra một mối tương quan bất ngờ.

“Chúng tôi nhận ra rằng các loài ký sinh khác nhau đang tác động những hiệu ứng tích cực hoặc tiêu cực lên thời gian mang thai tiếp theo của những người phụ nữ. Nếu nhiễm giun đũa, khoảng cách giữa hai lần sinh liên tiếp sẽ ngắn lại. Nó sẽ dài ra nếu họ nhiễm giun móc”, Aaron Blackwell, tác giả nghiên cứu nói.

Những phụ nữ trẻ nhiễm giun đũa cũng có đứa con đầu tiên ở tuổi sớm hơn. Một điều ngược lại tương tự cũng xảy ra ở phụ nữ nhiễm giun móc, họ có con muộn hơn và bị ảnh hưởng trong suốt phần đời còn lại. Trung bình một phụ nữ bản địa Bolivia có 10 đứa con. Những người phụ nữ đã nhiễm giun đũa có con số trung bình là 12. Trong khi đó nếu nhiễm giun móc, họ chỉ có thể có trung bình 7 đứa con.

Có thể thấy một sự trùng hợp không nhỏ ở đây, câu hỏi là làm sao những ký sinh trùng đường ruột có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản? Nghiên cứu cần được thực hiện sâu hơn nữa nhưng các nhà khoa học bước đầu nhận định nguyên nhân đến từ hệ miễn dịch.

Giun đũa giúp giải quyết bệnh vô sinh ở phụ nữ?
Một nhóm các phụ nữ bản địa Bolivia.

Ở những người phụ nữ khỏe mạnh, thời gian rụng trứng gây nên những thay đổi trong hệ thống miễn dịch. Nó sẽ bị ức chế và sản sinh ít hơn tác nhân tấn công tế bào lạ. Đây là cơ hội để hệ miễn dịch của phụ nữ không giết chết những tinh trùng xâm nhập hay tự phá hủy trứng của mình trước khi nó gắn vào niêm mạc tử cung.

Điều thú vị bắt đầu được hé lộ, giun đũa gây nên một phản ứng tương tự trong hệ miễn dịch. Trong khi đó, giun móc khiến cơ thể phụ nữ sản sinh nhiều hơn các tác nhân chống tế bào lạ. “Mặc dù chúng tôi vẫn chưa biết cơ chế thực sự phía sau kết quả này, phát hiện của chúng tôi mang đến một hướng tiếp cận hứa hẹn bằng hệ miễn dịch. Sử dụng kí sinh trùng có thể điều khiển hoạt động của hệ miễn dịch theo ý muốn”, Michael Gurven, một đồng tác giả nghiên cứu nói.

Nghiên cứu mới đã được đăng trên tạp chí Science, nó không chỉ mở ra một hướng tiếp cận mới cho khả năng can thiệp vào quá trình sinh sản của phụ nữ, là cơ hội cho những người đang cố gắng có con. “Những kết quả này còn có thể sử dụng để tác động đến khả năng sinh sản của cả một cộng đồng, trong bối cảnh tình trạng rối loạn miễn dịch ngày càng tăng cao khi xã hội phát triển”, Blackwell kỳ vọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News