Google thay đổi Doodle để tôn vinh Baba Amte
Hôm nay 26/12 là ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 104 của Baba Amte. Sinh ra trong đẳng cấp giàu có nhưng ông đã dành cả cuộc đời để phục vụ những người nghèo, đặc biệt là những người mắc bệnh phong.
Baba Amte là người Ấn Độ, sinh ngày 26/12/1914 và mất ngày 9/2/2018. Ông là người dành cả cuộc đời để phục vụ những người nghèo, đặc biệt là những người mắc bệnh phong.
Baba Amte sinh ra trong một gia đình giàu có ở Maharashtra. Được tiếp xúc sớm với một cuộc sống đặc quyền, ông tiếp xúc với các hoạt động săn bắn thú rừng, chơi thể thao và lái những chiếc xe sang trọng. Ông tiếp tục học luật và điều hành công ty của riêng mình vào những năm 20 tuổi.
Doodle của Google hôm nay là một slideshow để tôn vinh cuộc sống và di sản của Murlidhar Devidas Amte (Baba Amte).
Mặc dù có sự dạy dỗ của đẳng cấp mình, Murlidhar Devidas Amte đã sớm nhận thức được sự bất bình đẳng về đẳng cấp của Ấn Độ.
Ở tuổi 30, Baba Amte đã bắt đầu làm việc cùng với những người yếu thế. Cuộc sống của Baba Amte đã thay đổi mãi mãi khi ông gặp một người đàn ông mắc bệnh phong. Hình ảnh cơ thể đang phân rã của người đàn ông khiến ông sợ hãi tột độ.
Đối mặt với nỗi sợ hãi đó, Baba Amte đã nhận ra sự thờ ơ của mọi người khi đối mặt với nỗi đau khủng khiếp này. Ông nói rằng căn bệnh đáng sợ nhất không phải là mất chân tay, mà là mất đi sức mạnh của một người để nhận ra lòng tốt và lòng trắc ẩn.
Dành trọn cuộc đời cho hoạt động xã hội, Baba Amte đã bất chấp những kỳ thị xã hội mà bệnh nhân phong phải đối mặt bằng cách tiêm trực khuẩn để chứng minh rằng căn bệnh này không phải là bệnh truyền nhiễm cao. Năm 1949, ông thành lập Anandwan - nghĩa là "Khu rừng hạnh phúc" - một ngôi làng tự phục hồi và trung tâm phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong.
Với niềm tin mạnh mẽ trong đoàn kết dân tộc, vào năm 72 tuổi, ông đi bộ từ Kanyakumari đến Kashmir, khoảng cách hơn 3.000 dặm với mục đích đơn giản để truyền cảm hứng cho sự hiệp nhất ở Ấn Độ. Trong thời điểm xung đột quốc gia, Baba Amte đã đưa theo 100 người đàn ông và 16 phụ nữ, tất cả đều ở độ tuổi dưới 35, họ tổ chức một cuộc diễu hành thứ hai đi hơn 1.800 dặm từ Assam đến Gujarat.
Để ghi nhận cống hiến không mệt mỏi của Baba Amte, ông được trao Giải thưởng Padma Shri năm 1971, Giải thưởng Liên hợp quốc năm 1988 về lĩnh vực nhân quyền và Giải thưởng hòa bình Gandhi năm 1999.