Graphene "thần kỳ": Cứng hơn cả kim cương
Andre Konstantin Geim sinh năm 1958 tại Sochi (Nga), theo học ngành Vật lý ở Moskva và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Vật lý chất rắn Chernogolovka năm 1987.
![]() |
Ông Andre Konstantin Geim. |
Nhờ tìm ra vật liệu graphene, ông vừa được trao thưởng Koerber tại Tòa thị chính Hamburg (Đức). Được đặt theo tên Kurt Adolf Koerber (1909-1992), trùm công nghiệp Đức kiêm "mạnh thường quân" lớn của giới nghiên cứu, đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất ở châu Âu dành cho các nhà khoa học có phát minh quan trọng và cực kỳ sáng tạo.
Graphene có nguồn gốc từ graphite (than chì). Màng graphene do Geim tạo ra chỉ dày bằng bề dày của một nguyên tử carbon. Đây là chất liệu mỏng nhất hiện nay. Khi xếp chúng chồng lên nhau sẽ tạo ra một vật liệu có nhiều đặc tính vật lý vô cùng độc đáo.
Người ta không thể xếp graphene vào các chủng loại vật liệu hiện hành. Thứ nhất, đó là một loại vật liệu “phi lập thể” vì nó có bề dày chỉ bằng một phần triệu của loại giấy in báo thông thường. Thứ hai, người ta cũng không thể xếp graphene là kim loại hay chất bán dẫn, mặc dù nó dẫn điện và nhiệt cực tốt.
Không những thế, graphene còn cứng hơn cả kim cương và cực bền. Một sợi dây thép dài 28km sẽ tự đứt nếu nó được treo theo phương thẳng đứng, trong khi một sợi dây graphene chỉ đứt trong điều kiện tương tự ở độ dài trên 1.000km. Trong giới khoa học, hiện có người đang tính chuyện làm một chiếc “thang máy” bằng chất liệu graphene nối liền trái đất với vệ tinh.
![]() |
Mô hình một màng graphene. |
Không những thế, bóng bán dẫn làm bằng graphene có tốc độ đóng-mở nhanh gấp 100 lần loại bóng bán dẫn “nhạy” nhất hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc máy tính điện tử dùng bóng bán dẫn graphene có tốc độ tính toán nhanh gấp bội các loại “siêu máy tính” dùng bóng bán dẫn silicon.
Một đặc tính tuyệt vời nữa của graphene là nó hoàn toàn không để cho không khí lọt qua (kín khí). Loại vật liệu này sẽ có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm và một số lĩnh vực khác.
Graphene được nhóm của giáo sư Geim tổng hợp từ graphite năm 2004. Đây là phát hiện tình cờ, vì cả lý thuyết và thực nghiệm trước đó cho rằng không thể tồn tại đơn lớp graphite carbon. Việc khám phá ra cách chế tạo graphene là câu chuyện hy hữu trong lịch sử khoa học, bởi nó xuất phát từ một cuộn băng keo.
Tiến sĩ Geim đặt mảnh graphite lên một miếng băng keo đặc biệt, dán hai đầu lại với nhau, rồi mở băng keo ra... và lặp đi lặp lại việc làm “nhàm chán” này. Qua đó, mảnh graphite được tách ra từng lớp một, ngày càng mỏng, sau đó người ta hòa chúng vào acetone.
Trong hỗn hợp thu được có cả những đơn lớp carbon chỉ dày 1 nguyên tử. Vì sự khám phá vĩ đại nhưng đơn giản đến mức khó tưởng tượng này, nên phương pháp tách của Geim được gọi là “scotch tape”.
Theo Geim, mắt người không thể nhìn thấy màng graphene và chỉ có kính hiển vi điện tử tối tân nhất mới nhận ra độ dày này. Dưới kính hiển vi, mảnh graphite dày gấp 100 lần nguyên tử carbon có màu vàng, 30- 40 lớp màu xanh lơ, 10 lớp có màu hồng và graphene thì mang màu hồng rất nhạt.
Các nhà khoa học cho rằng trong tương lai, graphene nhiều khả năng sẽ thay thế silicon và nước nào tạo ra được một “thung lũng graphene” như Thung lũng Silicon ở Mỹ, nước đó có thể vươn lên dẫn đầu trong các công nghệ của tương lai. Đó cũng là lý do vì sao các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua trong việc nghiên cứu tìm các ứng dụng graphene.
Theo các nhà khoa học, graphene có khả năng làm tăng tốc độ xử lý của chip máy tính hiện tại lên mức 500 đến 1.000 Ghz./.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.
Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?
Đăng ngày: 30/03/2025

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
Đăng ngày: 16/03/2025

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
Đăng ngày: 14/03/2025

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
Đăng ngày: 23/02/2025

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
Đăng ngày: 10/02/2025

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm