Guatemala phát hiện di tích hơn 2.700 năm tuổi của người Maya

Các chuyên gia khảo cổ Guatemala vừa thông báo tìm thấy 2 bếp ăn tập thể có niên đại hơn 2.700 năm của tộc người thổ dân Maya tại ngôi làng Santa Fe Ocaña de la Cruz Blanca ở huyện San Juan Sacatepequez, miền Nam nước này.

Bên cạnh đó, nhóm khai quật cũng tìm thấy một kênh đào để dẫn và dự trữ nước phòng khô hạn. Nhà khảo cổ Sandra Carrillo cho biết những công trình này là những tư liệu quý báu cho phép giới khoa học ngày nay hiểu rõ hơn về sinh hoạt và cách tổ chức cộng đồng của người Maya, một trong 3 nền văn minh rực rỡ nhất của người thổ dân châu Mỹ (cùng người Aztec và Inca).

Theo nghiên cứu sơ bộ, hai bếp ăn trên được ghép bằng 1.420 và 1.150 viên đá, những dấu tích còn lại cho thấy tộc người Maya trong thời đại này thường chia thành các nhóm luân phiên nấu ăn trong bếp tập thể này.

Guatemala phát hiện di tích hơn 2.700 năm tuổi của người Maya
Bảng chữ đá cổ hé lộ bí ẩn về nền văn minh Maya ở Guatemala. (Nguồn: IBTimes).

Các cộng đồng của người Maya có lịch sử khoảng 3.000 năm, trải rộng trên khu vực được đặt tên là Bình nguyên Trung Mỹ, gồm lãnh thổ của các nước Guatemala, Belize, Honduras, El Salvador và phía Nam Mexico.

Quá trình phát triển của nền văn minh này được chia thành 3 giai đoạn chính: tiền cổ điển, cổ điển và hậu cổ điển; và trước đó là thời kỳ sơ khởi khi những tộc người Maya bắt đầu định cư và phát triển trồng trọt, và trở thành thế lực thống trị tại Bình nguyên Trung Mỹ.

Các tộc người Maya khi đó chia thành khoảng hơn 10 nhóm ngôn ngữ khác nhau, là nguồn gốc của 44 thổ ngữ Maya hiện đại.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, nền văn minh của người Maya không biến mất và tới nay vẫn còn nhiều cộng đồng của tộc người này sinh sống tại các khu vực xa xôi hẻo lánh của Bình nguyên Trung Mỹ, tuy nhiên sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị của họ thì đã sụp đổ từ thế kỷ XVI trước cả khi những người Tây Ban Nha đặt chân tới vùng đất này.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Quái vật" đáng sợ nhất lịch sử, khủng long bạo chúa còn trở thành bữa ăn của chúng

Chúng thống trị bầu trời rộng lớn cách đây 166 triệu năm trước và gần như không có thiên địch. Ngay cả với những loài khủng long to lớn và hung dữ nhất cũng có thể trở thành con mồi của chúng.

Đăng ngày: 14/10/2017
Phát hiện hóa thạch 200 triệu năm tuổi với chiếc bụng chứa đầy mực ống

Phát hiện hóa thạch 200 triệu năm tuổi với chiếc bụng chứa đầy mực ống

Hàng triệu năm trước đây trong thời kỳ Jura xuất hiện một loài bò sát biển có tên ichthyosaur thường hay săn loài mực ống tiền sử.

Đăng ngày: 14/10/2017
Phát hiện hóa thạch cá có niên đại 240 triệu năm

Phát hiện hóa thạch cá có niên đại 240 triệu năm

Báo cáo của Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật Argentina (CONICET) công bố ngày 9/10 cho biết hóa thạch trên được tìm thấy ở tỉnh Mendoza, miền Đông nước này.

Đăng ngày: 11/10/2017
Bí mật tàu

Bí mật tàu "Titanic cổ đại" dần hé lộ

Theo các nhà khảo cổ, lần khai quật này có thể chứng minh có ít nhất 7 bức tượng đồng đang bị chôn vùi dưới đáy biển ở khu vực này.

Đăng ngày: 10/10/2017
Nhà vệ sinh xả nước 1.000 năm tuổi được tìm thấy ở Silla

Nhà vệ sinh xả nước 1.000 năm tuổi được tìm thấy ở Silla

Cơ quan Di sản Văn hoá cho biết các di vật khảo cổ của một phòng tắm được trang bị một nhà vệ sinh xả nước từng được sử dụng trong Vương quốc Silla niên đại (57 TCN đến 935) vừa được phát hiện.

Đăng ngày: 09/10/2017
Con người đã tránh giao phối cận huyết từ 3.000 năm trước

Con người đã tránh giao phối cận huyết từ 3.000 năm trước

Ngay từ 34.000 năm trước, tổ tiên chúng ta đã biết giao phối cận huyết là một ý tưởng tồi.

Đăng ngày: 09/10/2017
Bức tượng Nữ thần Kali cổ đại được khai quật từ lòng sông

Bức tượng Nữ thần Kali cổ đại được khai quật từ lòng sông

Bức tượng Nữ thần đang ngồi trên một tảng đá, chân trái khắc chữ “asura

Đăng ngày: 09/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News