Gửi sâu lên vũ trụ để nghiên cứu thuốc trường sinh bất lão

Một kiện hàng chứa hàng chục ngàn con sâu vừa được các nhà khoa học Anh gửi lên vũ trụ nhằm nghiên cứu điều chế thần dược giúp đẩy lùi lão hóa.

Nhóm khoa học gia đến từ Đại học Nottingham (Anh) vừa gửi… hàng chục ngàn con sâu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, để phục vụ cho nghiên cứu thúc đẩy "pin tế bào", tức các ti thể, nhằm làm chậm quá trình lão hóa hệ cơ xương khớp hoặc thậm chí là ngăn chặn nó hoàn toàn.

Theo trợ lý giáo sư, tiến sĩ Bethan Phillips, chuyên gia lâm sàng về trao đổi chất và sinh lý phân tử, thành viên nhóm nghiên cứu, các con sâu vi mô chứa nhiều đặc tính sinh học thiết yếu như con người và bị ảnh hưởng bởi những thay đổi sinh học trong không gian, bao gồm các thay đổi về cơ và khả năng sử dụng năng lượng.

Nói các khác, trong môi trường không gian, chúng sẽ phải trải nghiệm một cách nhanh chóng quá trình lão hóa của một con người, bắt đầu từ hệ cơ xương khớp.


Một góc nhìn từ ISS, bao gồm một phần kết cấu của trạm vũ trụ, thiên hà Milky Way và trái đất - (ảnh: Scott Kelly/NASA).

Hệ cơ xương khớp của con người thực ra liên kết với nhiều hệ thống khác trong cơ thể, ví dụ như hệ miễn dịch. Mất đi cơ bắp, loãng xương sẽ kéo theo sự đi xuống của nhiều hệ cơ quan, khiến con người suy yếu đi theo tuổi tác. Làm chậm quá trình lão hóa hệ cơ xương khớp có thể khiến con người sống lâu hơn và sống khỏe mạnh hơn khi đã cao tuổi.

Vì vậy, kiện hàng chứa những con sâu còn đi kèm với hai loại thuốc "trường sinh bất lão" đang trong giai đoạn thử nghiệm. Thử nghiệm đơn thuần trên tuổi thọ con người ở trái đất cần thời gian quá dài và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường nên nhóm nghiên cứu hy vọng môi trường vũ trụ sẽ là "chìa khóa" để họ có thể nắm bắt những tác động nhanh chóng và rõ ràng của sự lão hóa và của thuốc chống lại sự lão hóa.

Ngoài ra, nếu thành công, thuốc "trường sinh bất lão" này có thể được ứng dụng cho các phi hành gia trong tương lai, nhất là những người dự kiến sẽ sinh sống trên các "thuộc địa không gian", ví dụ như sao Hỏa. Các nghiên cứu trước đó cho thấy con người cũng bị lão hóa cực nhanh trong môi trường vũ trụ. Các phi hành gia có thể mất tới 40% khối lượng cơ trong một nhiệm vụ dài và 1,5% khối lượng xương trong mỗi tháng sống trên không gian.

Nghiên cứu là một trong các công trình phục vụ cho mục tiêu lớn mà chính phủ Anh đặt ra: thêm trung bình 5 năm sống khỏe mạnh cho mỗi người dân vào năm 2035.

Sắp tới, Đại học Liverpool (Anh) cũng sẽ gửi lên ISS những ống nghiệm chứa cơ của con người, được tạo nên bởi tế bào gốc và thử nghiệm một "thần dược" trường sinh khác là các protein sốc nhiệt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News