Hải quân Mỹ dùng mỡ bò làm nhiên liệu cho tàu chiến

Hải quân Mỹ đang tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học, trong đó có mỡ bò, cho các tàu chiến của mình do lo ngại về biến đổi khí hậu và sự bất ổn của giá dầu.

Hải quân Mỹ đặt mục tiêu sử dụng 50% năng lượng tái tạo cho tất cả hoạt động của tàu chiến và máy bay phản lực cùng các căn cứ trên bờ vào năm 2020, theo Share America.


Tàu USS Stockdale của Hải quân Mỹ sử dụng nhiên liệu sinh học. (Ảnh: AP).

Hiện nay, Hải quân Mỹ đang sử dụng nhiên liệu sinh học chứa 10% mỡ bò cho 10 tàu thuộc Hạm đội Xanh (Great Green Fleet). Tại căn cứ hải quân và các cơ sở khác trên đất liền, các tấm năng lượng Mặt Trời đang góp phần cung cấp nguồn điện sạch. Tổng năng lượng tái tạo do những đơn vị này sản xuất lên tới 1,1 gigawatt, đáp ứng một nửa nhu cầu về điện của Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ còn tiết kiệm năng lượng di chuyển nhờ hệ thống hoa tiêu dẫn đường, có thể tận dụng sức gió và các dòng hải lưu để kéo dài thời gian giữa hai lần tiếp năng lượng. Họ cũng hợp tác với hãng vận tải biển Maersk để nghiên cứu năng lượng sinh học từ tảo.


Các nguồn nhiên liệu Hải quân Mỹ đang sử dụng. (Ảnh: US Navy).

"Tất cả chúng tôi được hưởng lợi từ một tương lai với các nguồn năng lượng đa dạng hơn, sẵn có hơn, bền vững hơn, tương thích tốt hơn với môi trường", Ray Mabus, Bộ trưởng Hải quân Mỹ, chia sẻ.

Dennis McGinn, trợ lý Bộ trưởng nhấn mạnh tàu thuộc Hạm Đội Xanh không cần phải thay đổi hay chỉnh sửa để chạy nhiên liệu sinh học. "Bạn chỉ cần đổ nhiên liệu vào và không cần thay đổi gì. Nhiên liệu sẽ chảy vào bồn chứa, qua máy bơm, bộ lọc tới nơi đánh lửa và buồng đốt", McGinn nói.

Theo McGinn, các quốc gia khác tham gia đợt tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) gần đây cũng sử dụng nhiên liệu thay thế cho tàu của họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News