Hai bố con gặp “điểm cuối của cầu vồng” khi đang đi dạo, đây là hiện tượng gì?
Đang trên đường đi dạo gần một hồ nước thì hai bố con nhìn thấy “đoạn cuối của cầu vồng”, cứ như thể cầu vồng đã chạm xuống mặt đất. Video hoàn toàn thật này đã được xem hàng trăm ngàn lượt, nhiều người nói rằng ai nhìn thấy “đoạn cuối của cầu vồng” là rất may mắn. Thực ra, hiện tượng này được giải thích thế nào?
Khi nhìn thấy cầu vồng trên bầu trời, chẳng ai nghĩ có thể tìm được điểm cuối của nó. Nhưng anh Wesley Mawer ở Ontario (Canada) trong khi đi dạo cùng cậu con trai 2 tuổi ở gần một hồ nước đã tình cờ nhìn thấy một “lốc xoáy” nhỏ lướt đi trên mặt nước và gần đó là một phần của cầu vồng rực rỡ chạm xuống bãi cỏ. Rất ngạc nhiên nên anh đã ghi lại hình ảnh “điểm cuối của cầu vồng” này.
Video đã được xem hàng trăm nghìn lượt chỉ trong một ngày, cư dân mạng đều tỏ ra ngạc nhiên và thích thú vì lần đầu tiên nhìn thấy một cầu vồng chạm xuống mặt đất như vậy.
Nhiều người nói rằng đây đúng là dấu hiệu may mắn, vì trong tiếng Anh có thành ngữ “hũ vàng ở điểm cuối cầu vồng”, chỉ những điều mà người ta rất muốn có nhưng rất khó có được. Thành ngữ này được cho là bắt nguồn từ những câu chuyện thần thoại xa xưa, rằng các yêu tinh giấu hũ vàng ở điểm cuối của cầu vồng để con người không thể tìm thấy, vì chẳng ai đến được điểm cuối của cầu vồng.
Lốc xoáy nhỏ trên mặt nước và "điểm cuối của cầu vồng". (Ảnh: Wesley Mawer).
Truyền thuyết là vậy nhưng thực tế, cha con anh Mawer nhìn thấy điểm cuối cầu vồng thật. Một số netizen hiểu về Vật lý đã giải thích là đôi khi, lúc thời tiết tốt, “vòi rồng” tí hon có thể được tạo thành do không khí ấm từ nước bốc lên và không khí mát từ phía trên hạ xuống. Vòi rồng tí hon đó tạo ra bụi nước, và bụi nước lại tạo ra cầu vồng do sự khúc xạ ánh sáng (ánh sáng Mặt Trời uốn cong trên những giọt nước li ti). Dù sao, nhìn thấy "điểm cuối cầu vồng" cũng là may mắn vì hiện tượng này không thường xuyên xảy ra.
Bạn có thể hình dung về hiện tượng này tương tự như lúc bạn xịt vòi phun nước dưới ánh nắng, khi đó ánh nắng và những hạt nước li ti cũng có thể tạo thành cầu vồng.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
