Hai bộ xương ôm nhau trong ngôi mộ cổ
Các nhà khảo cổ Hàn Quốc phát hiện hai bộ xương nằm cạnh nhau trong ngôi mộ từ khoảng thế kỷ 5-6, có thể trong tư thế giao hợp.
Phát hiện hai bộ xương ôm nhau trong ngôi mộ cổ ở Hàn Quốc
Các chuyên gia phát hiện khu lăng mộ xây bằng đất đá ở Hwangnam-dong, miền bắc Gyongsang, nơi từng là thủ đô của triều đại Tân La (Silla). Trong căn phòng chính, họ tìm thấy phần hài cốt của một nam, một nữ khoảng 20-30 tuổi. Ngôi mộ có thể được xây cho người phụ nữ và người đàn ông là người hiến tế.
Hai bộ xương được phát hiện trong khu vực khai quật. (Ảnh: Cultural Heritage Administration)
Hãng tin Yonhap cho hay, một số nhà lịch sử học không loại trừ khả năng hai người được xếp đặt nhằm mô tả tư thế giao hợp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đối và cho rằng bộ xương của nam giới không ở phía trên bộ xương còn lại.
"Đây không phải trường hợp đầy tiên nam giới là vật hiến tế trong lăng mộ nữ giới được phát hiện. Tuy nhiên, họ thường được chôn riêng ở phòng chứa di chỉ như một vệ sĩ cho người chết", Korea JoongAng Daily dẫn lời Kim Kwon-il, nhà nghiên cứu của tổ chức Silla Cultural Heritage, nói.
Dựa vào ghi chép lịch sử, các nhà khoa học nhận định người phụ nữ có thể là một nhân vật quan trọng trong tầng lớp quý tộc, biết cưỡi ngựa và sử dụng vũ khí. Triều đại Tân La từng có một nữ hoàng cai trị và coi trọng vai trò của nữ giới.
Tại khu vực khai quật, nhóm khảo cổ tìm thấy khuyên tai vàng trang trí tỉ mỉ, trong khi bộ xương người phụ nữ được sắp đặt cẩn thận, hướng mặt lên trời. Trong một căn phòng khác, họ phát hiện thanh gươm, áo giáp và đồ gốm sứ. Ngôi mộ có thể được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ 5 đầu thế kỷ 6.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
