Hải cẩu voi “ngủ” trong lúc lặn
Một nghiên cứu mới đã giải thích câu hỏi bấy lâu nay của các nhà khoa học hải cẩu voi ngủ như thế nào khi chúng rời xa đất liền trong mùa di trú kéo dài 8 tháng ở biển.
Giấc ngủ ngắn vào buổi chiều của đôi hải cẩu voi trên bãi biển San Simon, California
Cá voi và cá heo được tin là có thể rơi vào trạng thái ngủ tại bề mặt biển khi một nửa bộ não của chúng nghỉ ngơi, trong khi nửa kia hoạt động bình thường nhưng hải cẩu voi phương Bắc (Mirounga angustirostris) thì không ngủ như thế.
Để tìm câu trả lời, các nhà khoa học đã quan sát mùa di trú của hải cẩu voi từ vùng biển California đến kiếm ăn quanh khu vực Alaska và giữa Thái Bình Dương.
Một đội các nhà thám hiểm Mỹ và Nhật Bản đã lựa chọn thích hợp 6 con hải cẩu voi phương Bắc còn trẻ từ đàn hải cẩu voi tại khu bảo tồn Ano Nuevo, bang California, Mỹ để đeo thẻ điện tử hiện đại nhằm thu thập dữ liệu, quan sát chúng trong quá trình di trú như tốc độ, độ sâu, nhiệt độ, vị trí và sự chuyển động không gian 3 chiều (three-dimensional movements) của hải cẩu voi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi ngủ của chúng thật kỳ lạ, lưng chúng cuộn lại và chuyển động cơ thể theo hình xoắn ốc một cách chậm dần về phía dưới đáy biển và hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt mùa di trú.
Nhà nghiên cứu Russel Andrews công tác tại ĐH Alaska Fairbanks (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, tác giả bài báo này đăng trên tạp chí Sinh vật học của Hiệp hội Hoàng gia Anh, nói: “Quá trình lắc lư, nghiêng ngả cơ thể theo chu kỳ khi chúng thả mình theo dòng nước từ từ xuống đáy đại dương giống như chuyển động của một chiếc lá vàng rơi từ cành cây xuống mặt đất. Chúng thực hiện việc “ngủ” là để nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian dài di trú và có lẽ giúp việc tiêu hóa thức ăn của chúng được dễ dàng. Độ sâu mà chúng lao xuống đáy biển cũng khác nhau, hơn 800m đối với những con đực và 600m đối với những con cái”.
Hải cẩu voi trải qua 250-300 ngày di trú ở biển và quãng đường mà chúng thực hiện cuộc hành trình di trú lên tới 21.000km.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển
Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.
