Hài cốt người không đầu quỳ trong mộ cổ hơn 3.000 năm

Bộ hài cốt từ thời nhà Thương còn khá nguyên vẹn và được chôn trong tư thế đặc biệt, giúp hé lộ nghi thức hiến tế cổ xưa. 

Các nhà khảo cổ khai quật bộ hài cốt dưới một hố chôn hiến tế trong khu khảo cổ Chaizhuang ở Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam, Xinhua hôm 16/4 đưa tin. Hố chôn này tồn tại từ thời nhà Thương (năm 1600 - 1046 trước Công nguyên). Điều đặc biệt là hài cốt đã bị chặt đầu, chôn trong tư thế quỳ gối về hướng bắc và hai tay bắt chéo phía trước.  

Hài cốt người không đầu quỳ trong mộ cổ hơn 3.000 năm
Bộ hài cốt được phát hiện ở Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Xinhua)

"Bộ hài cốt còn khá nguyên vẹn với tư thế giống chữ Kan trong giáp cốt văn", Liang Fawei, trưởng nhóm dự án khai quật Chaizhuang, cho biết. Phát hiện mới giúp giới khoa học hiểu thêm về các nghi thức thời cổ đại. 

Giáp cốt văn là một loại ngôn ngữ Trung Quốc viết trên mai rùa và xương động vật. Đây là dạng nguyên sơ của chữ Trung Quốc và là bộ chữ hoàn chỉnh cổ xưa nhất ở nước này.

Theo nghiên cứu về giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư, văn hóa hiến tế rất phổ biến trong thời nhà Thương. Những chữ tượng hình như She, Shi, Tan, Kan được sử dụng để miêu tả hoạt động hiến tế của các nghi thức khác nhau. Trong đó, Kan miêu tả cách hiến tế người hoặc gia súc, gia cầm, dưới hố chôn.

Hài cốt người hiến tế được phát hiện đến nay chủ yếu trong tư thế nằm. Tuy nhiên, dựa vào thông tin trong giáp cốt văn, các chuyên gia cho rằng có thể hiến tế theo Kan mới là cách thức phổ biến hơn vào thời kỳ đó.

Các nhà khoa học tại Viện Khảo cổ và Di tích văn hóa Hà Nam và Nhóm nghiên cứu Di tích văn hóa Tế Nguyên đã khai quật 6.000m2 tại khu khảo cổ Chaizhuang kể từ năm 2019. Họ tìm thấy tàn tích nhà cửa, đường đi, hố tro, giếng, cùng nhiều đồ tạo tác bằng đá, xương, gốm và ngọc bích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá sấu cổ đại bắt chước cá voi để thích nghi với cuộc sống ở biển

Cá sấu cổ đại bắt chước cá voi để thích nghi với cuộc sống ở biển

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng thalattosuchia, một loài cá sấu cổ đại tự chuyển hóa một số đặc điểm giống cá voi và cá heo để làm quen với cuộc sống ở đại dương.

Đăng ngày: 22/04/2020
Giải mã công cụ đá hai triệu năm tuổi

Giải mã công cụ đá hai triệu năm tuổi

Nghiên cứu mới cho thấy người cổ đại chế tạo những khối cầu đá với kích thước vừa tay để đập vỡ xương động vật lấy tủy.

Đăng ngày: 21/04/2020
Bí ẩn hài cốt không giống người bên trong mặt nạ tử thần 2.100 tuổi

Bí ẩn hài cốt không giống người bên trong mặt nạ tử thần 2.100 tuổi

Khi kiểm tra lần nữa chiếc mặt nạ tử thần được khai quật 5 thập kỷ trước từ ngôi mộ tập thể 2.100 năm ở Nga, các nhà khoa học đã bị sốc khi phát hiện hài cốt kỳ dị.

Đăng ngày: 21/04/2020
Ảnh chụp hé lộ kỹ thuật xây Stonehenge 5.000 năm trước

Ảnh chụp hé lộ kỹ thuật xây Stonehenge 5.000 năm trước

Tổ chức English Heritage đăng ảnh chụp từ trên cao của một khối đá trong vòng tròn Stonehenge lên mạng xã hội Twitter hôm 10/4.

Đăng ngày: 17/04/2020
Mang thân hình to lớn nhưng loài gấu khổng lồ này lại ăn chay

Mang thân hình to lớn nhưng loài gấu khổng lồ này lại ăn chay

Mặc dù có thân hình to lớn nhưng loài gấu hang cổ đại vừa được khám phá là một loài động vật ăn chay.

Đăng ngày: 15/04/2020
Bằng chứng sốc về những

Bằng chứng sốc về những "siêu nhân" thông minh hơn loài người hiện đại

50.000 năm về trước, khi loài người hiện đại Homo sapiens còn kiếm ăn bằng những công cụ cực kỳ thô sơ của Trung kỳ Đồ đá cũ, một loài người khác có thể đã biết dệt sợi, đan lưới!

Đăng ngày: 14/04/2020
Tại sao một số sinh vật trở thành hóa thạch sống?

Tại sao một số sinh vật trở thành hóa thạch sống?

Có một từ rất thú vị trong sinh học gọi là "hóa thạch sống", bởi vì các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng có một số loài mà qua hàng trăm triệu năm vẫn không khác gì so với những mẫu hóa thạch được con người khai quật được.

Đăng ngày: 13/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News