Hài cốt người phụ nữ còn nguyên tóc, móng tay sau 900 năm
Chủ nhân của ngôi mộ thời Tống được chôn với nhiều đồ trang sức tinh xảo như trâm vàng và bạc, vòng tay, mặt dây chuyền song long hí châu.
Bộ xương được bảo quản tốt của người phụ nữ có biệt danh "Đại phu nhân" được tìm thấy trong một quan tài hai lớp chứa đầy nước bên trong ngôi mộ ở làng Thiết Quải, Trung Quốc, Live Science hôm 14/10 đưa tin. Cỗ quan tài có niên đại 900 năm.
Hình vẽ trên quan tài của người phụ nữ. (Ảnh: Live Science).
Nhóm khảo cổ phát hiện hài cốt được chôn cùng nhiều đồ mai táng, bao gồm nhà mô hình có đồ đạc nhỏ xíu bên trong giống như nhà búp bê và mặt dây chuyền bằng bạc khắc hình song long hí châu. Dòng chữ ở trên nắp quan tài bên trong cho biết chủ nhân ngôi mộ là một "Đại phu nhân" sống ở châu An Khang. Dù tên thật của người phụ nữ rất khó xác định qua dòng chữ, các nhà khảo cổ cho rằng đó có thể là Née Jian.
Tượng nhạc công chơi nhạc cụ tìm thấy trong mộ. (Ảnh: Live Science).
Bộ xương của Đại phu nhân được bảo quản khá hoàn chỉnh với tóc và móng tay, theo báo cáo đăng trên tạp chí Di sản văn hóa Trung Quốc. Bà vẫn đeo trâm cài bằng vàng và bạc trên đầu, vòng tay và một chuỗi bao gồm 83 đồng xu bằng đồng ở bụng. Bên dưới bàn tay phải của người phụ nữ có dấu vết của hai chiếc bánh tro và chân đi giày thêu.
Ở quan tài bên trong có nhiều tranh vẽ một người phụ nữ, nhiều khả năng là Đại phu nhân. Mỗi bức tranh chân dung mô tả bà mặc trang phục và đồ trang sức khác nhau. Gợi ý giúp nhóm nghiên cứu xác định thời gian Đại phu nhân sinh sống đến từ 200 đồng xu bằng đồng ở đáy quan tài. Những đồng xu này được đúc trong khoảng năm 713 - 1100. Người phụ nữ chắc chắn qua đời trước năm 1100, có nghĩa bà sống dưới thời Tống, thời kỳ cực thịnh của văn hóa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.
Mô hình nhà có nhiều vật dụng giống nhà búp bê. (Ảnh: Live Science).
Các đồ tạo tác đáng chú ý khác trong mộ Đại phu nhân bao gồm 10 tượng nữ giới đeo mặt nạ và chơi nhạc cụ. Ngôi mộ được khai quật từ tháng 6 đến tháng 9/2014. Đoàn khai quật gồm các nhà khảo cổ đến từ Cơ quan di sản văn hóa Nam Lăng cùng Viện Di sản văn hóa và Khảo cổ tỉnh An Huy.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
