Hai đảo hình thành do núi lửa nhập thành một
Hòn đảo mới hình thành ở Nhật Bản hồi tháng 11 năm ngoái do núi lửa phun trào lấn sang hòn đảo bên cạnh và hợp nhất hai đảo thành một.
>>> Hai hòn đảo được nối liền ở Nhật
Núi lửa phun trào hôm 21/11 năm ngoái khiến các lớp dung nham được phun lên với khối lượng lớn, hình thành một hòn đảo nhỏ nằm cách thủ đô Tokyo 1.000km về phía nam, trên rìa phía tây của vành đai lửa Thái Bình Dương. Hòn đảo sau đó được đặt tên Niijma. Lúc này, nó nằm cách đảo Nishino-shima ở gần đó khoảng 200m.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy sự sáp nhập của hai hòn đảo Nishino-shima và Niijima. (Ảnh: NASA Earth Observatory)
Dựa trên các hình ảnh vệ tinh ghi nhận được trong thời gian qua, các chuyên gia cho biết đảo Niijma vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích và lấn sang hòn đảo bên cạnh. Hình ảnh vệ tinh ghi lại hôm 30/3 từ vệ tinh Landsat 8 cho thấy kích thước đảo Niijima đã vượt qua đảo Nishino-shima.
Sự gia tăng về kích thước của Niijima khiến hai hòn đảo gần như hợp nhập lại thành một, chiều rộng của hai hòn đảo là khoảng 1.000m. Theo Live Science, hòn đảo hiện có độ cao hơn 60m so với mực nước biển.
Hiện tượng đảo Niijma mở rộng diện tích được quan sát từ tháng 12 năm ngoái. Trong thời gian này, các quan chức thuộc bộ phận quản lý và theo dõi đảo mới hình thành do núi lửa phun trào cho biết, nó đã dính liền tại hai điểm với Nishino-shima, một đảo núi lửa không người thuộc chuỗi đảo Ogasawara. Theo quan sát của tuần duyên Nhật, các đám khói trắng và tro bụi vẫn tiếp tục xuất hiện ở hòn đảo này, lớp dung nham vẫn tiếp tục phun trào, do đó diện tích hòn đảo cũng sẽ mở rộng.
Đảo Niijima (phải) và đảo Nishino-shima (trái) nối liền ở hai điểm vào thời điểm tháng 12 năm ngoái. (Ảnh: AFP)
Những đợt phun trào núi lửa tương tự vào những năm từ 1970-1980 từng tạo ra nhiều đảo nhỏ ở Nhật. Tuy nhiên, những hòn đảo này đã bị đại dương ăn sâu một phần hoặc hoàn toàn.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
