Hai giếng nước cổ trong chùa có vị khác nhau, một bên đắng, một bên ngọt

Cùng là hai giếng nước cổ hàng nghìn năm tuổi trong chùa, nhưng vị nước của chúng lại khác nhau. Một giếng có nước ngọt, còn giếng kia nước lại có vị đắng.

Ngôi chùa Kim Sơn ở thành phố Hebi, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có hai chiếc giếng cổ với tuổi đời hàng nghìn năm.

Từ nhiều đời nay, người dân địa phương vẫn lấy nước trong giếng để sinh hoạt. Theo phong tục của địa phương, mỗi khi nhà nào có hỉ sự, cặp tân lang tân nương đều phải đứng trước miệng giếng hành lễ. Như vậy họ mới có thể bên nhau tới "bạc đầu răng long".

Hai giếng nước cổ trong chùa có vị khác nhau, một bên đắng, một bên ngọt
Hai chiếc giếng cổ trong chùa Kim Sơn chỉ nằm cách nhau vài bước chân.

Tuy nhiên, vài năm trước, khi người dân trong làng tới sửa giếng, họ vô tình phát hiện nhiều báu vật quý giá từ thời nhà Tống nằm dưới đáy giếng. Và điều khó hiểu hơn, hai giếng chỉ nằm cách nhau chưa tới 3 bước, nhưng vị nước của chúng lại khác nhau. Một giếng có nước ngọt, còn giếng kia nước lại có vị đắng.

Hai giếng nước cổ trong chùa có vị khác nhau, một bên đắng, một bên ngọt
Một bên là giếng nước ngọt, còn bên kia nước lại có vị đắng.

Nhìn bề ngoài, hai chiếc giếng cổ trông khá giống nhau. Chính vì vị nước trong mỗi giếng khác nhau, người dân địa phương cũng thêu dệt nên truyền thuyết "Bạch Xà" để giải thích điều này.

Hai giếng nước cổ trong chùa có vị khác nhau, một bên đắng, một bên ngọt
Người dân địa phương thêu dệt nên truyền thuyết “Bạch Xà” để giải thích nguyên nhân nước giếng bị đắng.

Tương truyền, Bạch Nương Tử bị Pháp Hải nhốt trong tháp Lôi Phong, ngày đêm than khóc nhớ chồng là Hứa Tiên, nên nước mắt cũng hóa thành nước giếng vị đắng. Hay nói cách khác, giếng nước đắng là giếng nước mắt của Bạch Nương Tử.

Nhưng đó chỉ là chuyện truyền thuyết trong dân gian. Còn nguyên nhân khiến nước giếng có vị lạ thực sự là gì?

Điểm khác biệt của hai chiếc giếng có thể nằm dưới lòng đất. Sau quá trình đo đạc, các chuyên gia phát hiện thấy độ sâu của hai giếng cổ khác nhau. Chiếc giếng nước ngọt nằm sâu hơn giếng nước đắng tới 3m. Điều này cho thấy chúng nhận nước từ hai nguồn nước khác nhau.

Hai giếng nước cổ trong chùa có vị khác nhau, một bên đắng, một bên ngọt
Nước giếng bị đắng do chứa nguyên tố lưu huỳnh và magie.

Giếng nước đắng chứa lượng nước mưa nhất định, bên trong có chứa nhiều nguyên tố lưu huỳnh và magie. Hai nguyên tố này là nguyên nhân chính khiến nước giếng bị đắng.

Trong khi đó, ở giếng nước ngọt lại không xuất hiện hai nguyên tố trên. Nguồn nước của giếng này xuất phát từ một nguồn nước ngầm. Loại nước ngầm này được lọc qua các tầng địa chất khe núi, loại bớt tạp chất và nguyên tố lưu huỳnh, magie... Qua đó, nước không còn vị lạ.

Ngày nay, người dân địa phương gọi hai giếng cổ là giếng của niềm vui và nỗi buồn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh vụ nổ Beirut nhìn từ vệ tinh

Hình ảnh vụ nổ Beirut nhìn từ vệ tinh

Sử dụng hình ảnh chụp từ vệ tinh, NASA cho thấy tác động thực sự của vụ nổ tại Beirut khiến 150 người chết.

Đăng ngày: 10/08/2020
Đào được viên kim cương màu hổ phách lớn chưa từng thấy ở Nga

Đào được viên kim cương màu hổ phách lớn chưa từng thấy ở Nga

Nhà sản xuất kim cương hàng đầu thế giới Alrosa gần đây đã tìm thấy viên kim cương 236 carat màu hổ phách cực kỳ quý hiếm tại một khu mỏ của công ty ở Yakutia, vùng hẻo lánh phía đông bắc nước Nga.

Đăng ngày: 10/08/2020
Phát hiện đường hầm tinh vi nhất trong lịch sử Mỹ

Phát hiện đường hầm tinh vi nhất trong lịch sử Mỹ

Một "đường hầm tinh vi nhất trong lịch sử Mỹ" được phát hiện chạy dài từ Mexico tới bang Arizona, Mỹ.

Đăng ngày: 10/08/2020
Ngôi nhà mỏng nhất thế gian thu hút triệu lượt view, gây xôn xao vì kiến trúc bất thường

Ngôi nhà mỏng nhất thế gian thu hút triệu lượt view, gây xôn xao vì kiến trúc bất thường

Một đoạn video ngắn về ngôi nhà mỏng nhất thế gian có giá hơn 6 tỷ đồng được up lên tik tok ngay lập tức đã gây "sốt" khi thu hút đông đảo sự quan tâm, tranh luận và đồn đoán về kiến trúc thú vị, bất thường của nó...

Đăng ngày: 10/08/2020
Kênh đào Suez có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại

Kênh đào Suez có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại

Kênh đào Suez, chạy qua eo đất Suez ở Ai Cập để kết nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Con kênh này ngăn cách lục địa Châu Phi với Châu Á, và nó cung cấp con đường hàng hải ngắn nhất giữa Châu Âu và các vùng đất nằm quanh Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 10/08/2020
Xôn xao tượng Đức mẹ đồng trinh bất ngờ

Xôn xao tượng Đức mẹ đồng trinh bất ngờ "khóc ra máu" ở Ý

Gần đây, người dân khắp nơi trên nước Ý đang đổ xô đến cầu nguyện dưới chân bức tượng Đức mẹ đồng trinh sau khi bất ngờ phát hiện bức tượng này “khóc ra máu”

Đăng ngày: 10/08/2020
Đất nước

Đất nước "ngập" vàng nhưng người dân lại đói quanh năm

Mỗi năm, chủ 1 mỏ khai thác vàng có thể kiếm được hơn 2.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 10/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News