Hai hòn đảo được nối liền ở Nhật
Hòn đảo nhỏ được hình thành do hoạt động núi lửa ở Nhật Bản hồi tháng 11, đã nối liền với một đảo khác ở gần đó.
>>> Hòn đảo sơ sinh mới nổi ở Nhật Bản có thể "sống thọ"
Các quan chức thuộc bộ phận quản lý và theo dõi đảo mới hình thành do núi lửa phun trào cho biết, nó đã dính liền tại hai điểm với một đảo núi lửa không người khác có tên là Nishino-shima, thuộc chuỗi đảo Ogasawara (Bonin), cách thủ đô Tokyo 1.000km về phía nam.
Hòn đảo hình thành do núi lửa phun trào (phải) và đảo Nishino-shima (trái). (Ảnh: AFP)
AFP cho hay, hai miệng núi lửa trên hòn đảo đã phun trào với tần suất từ 30 giây đến 1 phút mỗi lần, khiến những cột khói nâu bốc lên cao tới 100m, đồng thời làm xuất hiện các chất khí từ núi lửa và khói bụi trắng.
Hòn đảo nhỏ được hình thành do dung nham núi lửa phun trào hôm 21/11. Lúc này, nó nằm cách đảo Nishino-shima khoảng 200m. Hòn đảo này đã mở rộng diện tích gấp hơn 3 lần so với kích thước ban đầu, với chiều rộng từ đông sang tây là 450m và từ bắc xuống nam là 500m.
Theo giáo sư địa chất Kenji Nogami của Viện Công nghệ Tokyo, núi lửa phun trào khiến các dòng chảy nham thạch liên tục xuất hiện và hình thành các đám khói cũng như tro bụi. Nguồn dung nham dưới bề mặt do đó cũng được phun trào ngày càng nhiều.
Những đợt phun trào núi lửa tương tự vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước từng tạo ra nhiều đảo nhỏ ở Nhật. Tuy nhiên, những hòn đảo này đã biến mất một phần hoặc hoàn toàn.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
