Hãi hùng "quái thú" 193 triệu tuổi da đầy gai, xương đầy đinh tán
Một nghiên cứu kéo dài hơn 160 năm với nhiều nhà cổ sinh vật học tiếp nối thực hiện đã đưa về với thể giới hiện đại một trong những quái thú kinh dị nhất kỷ Jura.
Quái thú được đặt trên khoa học là Scelidosaurusus harrisonii, là một con "khủng long bọc thép" 193 triệu tuổi, tức giai đoạn đầu của lỷ Jura.
Bộ xương gần như hoàn chỉnh của nó đã được phát hiện hơn 160 năm trước tại Anh, trên một bờ biển phía Nam Doset, một "thánh địa quái thú" nổi tiếng thế giới. 2 bài báo khoa học năm 1859 và 1860 lần đầu tiên mô tả con vật, nhưng chỉ mới là nghiên cứu sơ lược.
Hình ảnh tái hiện "quái thú" kỷ Jura là tổ tiên của các loài giáp long nổi tiếng kỷ Phấn Trắng - (ảnh đồ họa từ nhóm nghiên cứu).
Trong vòng 3 năm qua, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ cổ sinh vật học David Norman của Đại học Cambridge (Anh) đã thu thập các nghiên cứu thế kỷ 19, 20 và tìm cách tái sinh "quái thú". Cuối cùng con vật được xác định, là một loài khủng long hoàn toàn mới.
Nó sở hữu bộ xương chưa từng thấy ở bất kỳ loài khủng long nào trước đây: hộp sọ có sừng ở rìa sau, xương sọ được bao phủ bởi sừng cứng thay vì da như các loài khác, xương sống thì cũng tua tủa những kết cấu như đinh tán!
Để thêm phần hãi hùng, "quái thú" còn sở hữu bộ da nhiều gai hơi bất kỳ con khủng long có gai nào khác, bao phủ từ đầu đến hết chiếc đuôi dài. Nó rất có thể là tổ tiên của Ankylosaurus, một chi "giáp long" nổi tiếng sống vào cuối kỷ Phấn Trắng, được tìm thấy nhiều nhất ở miền Tây của Bắc Mỹ.
Theo tiến sĩ Norman, "quái thú" thách thức khoa học nói trên rất quan trọng trong cây gia phả của loài khủng long cũng như ngành cổ sinh vật học, cung cấp rất nhiều hiểu biết mới về khủng long sơ khai và các mối quan hệ cơ bản của chúng. Như các nghiên cứu trước đây, cuối kỷ Tam Điệp, đầu kỷ Jura là giai đoạn sơ khai của khủng long. Chúng chỉ thực sự bước vào thời hoàng kim vào kỷ Phấn Trắng sau đó, nhưng rất tiếc đã bị thiên thạch làm tuyệt chủng vào ngay giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Zoological Journal of the Linnean Society of London.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
