Hãi hùng quái vật Trung Quốc cổ mọc dài thêm qua từng thế hệ

Hóa thạch của một loài hoàn toàn mới vừa được tìm thấy ở Trung Quốc đã giúp hé lộ sự thật về một trong những dòng họ quái vật kinh dị nhất thế giới.

Theo Sci-News, đó là một vị tổ tiên cực kỳ cổ xưa của thằn lằn cổ rắn (plesiosaur), tức những bò sát biển có chiếc cổ thậm chí dài hơn cả phần còn lại của thân mình.

Hóa thạch vừa lộ diện từ địa điểm động vật cổ đại Nanzhang-Yuan'an của tỉnh Hồ Bắc- Trung Quốc, có niên đại tới 248 triệu năm, tức đầu kỷ Tam Điệp, là kỷ nguyên đầu tiên trong thời đại bùng nổ của các bò sát khổng lồ Tam Điệp - Jura - Phấn Trắng.


Biểu đồ cho thấy cách các quái vật tổ tiên đã tiến hóa cực nhanh để tạo ra nhóm thằn lằn cổ rắn kinh dị - (Ảnh: Qi-Ling Liu).

"Kỷ Tam Điệp sớm là giai đoạn diễn ra các quá trình tiến hóa nhanh chóng của sự sống đại dương, sau đại tuyệt chủng tàn khốc vào cuối kỷ Permi. Điều này đặc biệt được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các loài động vật mới và phương thức sống mới" - Tiến sĩ Qi-Ling Liu từ Trường Đại học Khoa học địa chất Vũ Hán (Trung Quốc) giải thích.

Loài tổ tiên của thằn lằn cổ rắn này được đặt tên Chusaurus xiangensis, thuộc nhóm pachycephalosaur, có chiếc cổ ngắn hơn nhiều thế hệ "con cháu" sau này, theo bài công bố trên tạp chí BMC Ecology and Evolution.

Nhóm quái vật này cũng chính là kết nối mà bấy lâu giới sinh vật học tìm kiếm: Nhóm ở giữa các eosauroterygian - một nhóm bò sát biển cổ ngắn - với thằn lằn cổ rắn sau này.

Chusaurus xiangensis là con pachycephalosaur có cổ ngắn nhất từng được biết, nhưng cho thấy rõ ràng sự tiến hóa của cổ theo xu hướng bắt đầu dài ra.

Kết hợp với các hóa thạch cùng nhóm, nó trở thành bằng chứng sống động cho việc thằn lằn cổ rằng đã sở hữu thân hình quái dị là nhờ loài tổ tiên cổ mọc dài thêm qua từng thế hệ, thông qua việc bổ sung dần những đốt sống mới.

Chiếc cổ dài hơn trở nên linh hoạt hơn, khiến chúng có thể tóm lấy con mồi uyển chuyển như một con rắn trong khi vẫn giữ thân hình ổn định.

Với sự xuất hiện của những cá thể được coi là thằn rằn cổ rắn thật sự vào kỷ Jura ngay sau đó, rõ ràng nhóm tổ tiên này đã tiến hóa cực kỳ nhanh, vượt bậc trong việc mọc dài thêm chiếc cổ. Điều này có thể được kích thích ngay từ đầu bởi chính thế giới khắc nghiệt hậu đại tuyệt chủng mà chúng đã ra đời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn

Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News