Hai "quái vật" trồi lên từ lòng đất đã giúp con người ra đời?

Sự sống trên Trái đất có thể chưa tiến hóa đến những loài cao cấp như con người chúng ta nếu như không có sự xuất hiện của 2 "quái vật" là Siêu núi Nuna và Siêu núi Transgondwana.

Nghiên cứu vừa công bố từ Đại học Quốc gia Úc và Đại học Công nghệ Queensland cho thấy các siêu núi - những dãy núi vĩ đại hơn gấp nhiều lần so với những dãy núi hùng vĩ nhất thời hiện đại - đã 2 lần xuất hiện trên Trái đất.

Cái thứ nhất là Siêu núi Nuna, xuất hiện từ 2 đến 1,8 tỉ năm trước, trong quá trình đất đai thế giới dần hợp nhất thành siêu lục địa Nuna. Siêu núi này trùng hợp với sự xuất hiện của các tế bào lớn phức tạp, khi sự sống Trái đất bắt đầu được đa dạng hóa sau hàng tỉ năm "dậm chân tại chỗ" dưới dạng vi khuẩn đơn bào.


Siêu núi cổ đại
là một dạng núi "quái vật" được quá trình hợp nhất siêu lục địa tạo dựng nên, quy mô gấp 3-4 lần Himalaya hiện đại - (Ảnh: Keith Johnston)

Theo Sci-News, Siêu núi Nuna ước tình có quy mô gấp 3-4 lần dãy Himalaya hiện đại.

Cái thứ hai là Siêu núi Transgondwana, hình thành trong quá trình hợp nhất siêu lục địa Gondwana, khoảng 650 đến 500 triệu năm trước. Giai đoạn này cũng bao gồm thời gian xuất hiện những động vật lớn đầu tiên (575 triệu năm trước) và vụ "bùng nổ sinh học" kỷ Cambri 45 triệu năm sau đó.

Giáo sư Jochen Brocks từ Đại học Quốc gia Úc, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết họ đã tìm ra các siêu núi này bằng cách lần theo manh mối là dấu vết của zircon và hàm lượng lutetium thất - sự kết hợp của khoáng chất và nguyên tố đất hiếm chỉ có trong "rễ" của các ngọn núi cao, vẫn còn lẩn khuất trong đất đai Trái đất thời hiện đại.

Công trình vừa công bố trên Earth and Planetary Science Letters cũng cho hay các siêu núi này khi bị xói mòn sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như phốt pho và sắt cho đại dương, làm tăng chu kỳ sinh học và thúc đẩy tiến hóa. ngoài ra quá trình kiến tạo núi cũng làm tăng nồng độ oxy trong khí quyển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 29/03/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 28/03/2025
Khai quật lăng mộ, đội khảo cổ khiếp đảm khi thấy xác ướp từng tỉnh dậy trong quan tài

Khai quật lăng mộ, đội khảo cổ khiếp đảm khi thấy xác ướp từng tỉnh dậy trong quan tài

Khi đưa thi thể nữ về phòng thí nghiệm, các chuyên gia đã vô cùng sợ hãi khi phát hiện ra người này từng bị chôn sống sau đó tỉnh dậy trong quan tài. Thật sự ám ảnh!

Đăng ngày: 21/03/2025
Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?

Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?

Lăng mộ thời cổ đại, đặc biệt là lăng tẩm của hoàng thất đều được xây dựng với những thiết kế đầy bí ẩn mà đến thời nay chúng ta vẫn rất khó để tìm ra lời giải.

Đăng ngày: 18/03/2025
Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng

Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Đăng ngày: 17/03/2025

"Mắt laser" phát hiện Thành phố Trắng ngàn năm, người thường không thấy

Thành phố Trắng hay Thành phố của Thần Khỉ, có tuổi đời có thể lên đến 1.000 năm, đã hiện ra một cách ma quái giữa rừng rậm Honduras nhờ vệ tinh khảo sát bằng tia laser.

Đăng ngày: 15/03/2025
Dung mạo Vương Chiêu Quân được phục hồi nguyên gốc, cư dân mạng sốc không dám tin vào mắt mình

Dung mạo Vương Chiêu Quân được phục hồi nguyên gốc, cư dân mạng sốc không dám tin vào mắt mình

Một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa với vẻ đẹp “chim sa” sở hữu diện mạo thực tế như thế nào?

Đăng ngày: 12/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News