Hai quốc gia có nhiệt độ chênh khủng khiếp: gần 100 độ C

Nhiều nơi ở Mỹ nhiệt độ giảm sâu tới âm 50 độ C nhưng ở bên kia bán cầu, có quốc gia đang nóng kỷ lục tới 47 độ C.

Theo Mirror, ước tính 100 triệu người sống ở Bắc Mỹ đang phải trải qua đợt rét kỷ lục lên tới âm 50 độ C.

Hai quốc gia có nhiệt độ chênh khủng khiếp: gần 100 độ C
Dòng sông ở Chicago đóng băng hoàn toàn vì lạnh giá.

Giá rét bất thường cùng trận bão tuyết kinh hoàng khiến ít nhất 22 người thiệt mạng ở Mỹ và Canada.

Những con sông ở Chicago và Boston đóng băng hoàn toàn, trong điều kiện thời tiết tồi tệ nhất trong 80 năm qua.

Windy City ở Chicago những ngày này lạnh tới mức ngay cả vào những thời điểm được ghi nhận là "ấm áp" nhất thì vẫn lạnh đến cắt da, nền nhiệt thường trực được ghi nhận là ở dưới mức 0 độ.

Người dân đã được chính quyền khuyến cáo là nên ở trong nhà để tránh tự làm hại sức khỏe do thời tiết quá lạnh.

Ở bên kia bán cầu, người dân ở Sydney, Úc đang phải trải qua thời tiết nóng kỷ lục kể từ năm 1939, khi nhiệt độ trong khu vực đã lên cao tới 47 độ C.

Hai quốc gia có nhiệt độ chênh khủng khiếp: gần 100 độ C
Nắng nóng bao trùm thành phố Sydney, Úc.

Cảnh báo cháy rừng được chính quyền thành phố đưa ra. Người dân cũng được khuyến cáo tránh đốt lửa trong điều kiện hiện tại.

Cặp đôi Bahar và Amir Kashefi tổ chức đám cưới tại Sydney vào đúng ngày nắng nóng 47,3 độ C.

"Tôi vã mồ hôi như tắm, phù dâu cũng thế", cô dâu Bahar nói. "Tôi định cắt ngắn chương trình, sau đó về thẳng khách sạn và nhảy xuống bể bơi".

Hai quốc gia có nhiệt độ chênh khủng khiếp: gần 100 độ C
Nhiều người dân Úc lựa chọn tắm biển để vượt qua nắng nóng của mùa hè.

Khoảng 7.000 hộ gia đình khắp bang New South Wales bị cắt điện do nắng nóng. Tại các sân bóng chày ở Sydney, nhiều đội tuyển vật lộn trong ngày nắng nóng nhất năm khi tham dự giải Bóng chày Quốc gia.

Ban tổ chức buộc phải cho các vận động viên tham dự giải quần vợt quốc tế ở Sydney rời sân lúc 10h hôm qua vì nhiệt độ ngoài trời vượt quá 40 độ C. Nhà báo Jamie Pandaram viết trên Twitter rằng nắng nóng khiến phóng viên ảnh không thể làm việc.

Cơ quan khí tượng Úc dự báo Sydney sẽ tiếp tục nắng nóng trong hôm nay. Thời tiết có thể dịu hơn vào tối muộn nếu những cơn mưa đổ xuống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Mỹ đang lạnh nhất hành tinh, hơn cả Nam Cực và Siberia

Mỹ đang lạnh nhất hành tinh, hơn cả Nam Cực và Siberia

Cùng với gió và các yếu tố khác, nhiệt độ được dự đoán hạ xuống -73 độ C ở một địa điểm tại New Hampshire.

Đăng ngày: 08/01/2018
Nước sông băng tan chảy làm lún đáy đại dương

Nước sông băng tan chảy làm lún đáy đại dương

Các chuyên gia Hà Lan cảnh báo những phương pháp đánh giá mực nước biển tăng hiện nay không tính đến khối lượng gia tăng của toàn bộ đại dương khi sông băng và thềm băng tan chảy.

Đăng ngày: 08/01/2018
Tuyết rơi phủ trắng sa mạc Sahara

Tuyết rơi phủ trắng sa mạc Sahara

Mùa đông thứ hai liên tiếp, tuyết rơi bất thường trên sa mạc Sahara tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ.

Đăng ngày: 08/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News