Hai sinh vật tuyệt chủng xuất hiện nguyên vẹn sau 400 triệu năm

Hai cái tên mang màu sắc huyền thoại Excalibur và Shuriken đã được các nhà cổ sinh vật học đặt cho hai sinh vật đến từ thế giới đã mất trước kỷ Devon của Trái đất.

Theo Live Science, đó là 2 con sâu kỳ lạ có vỏ ngoài như áo giáp sắt cực dày, bao gồm nhiều mảng tinh thể canxit xếp chồng lên nhau, chạy dọc toàn cơ thể.

Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng giúp mở cánh cửa sổ vào kỷ Devon, một kỷ nguyên mà Trái đất sở hữu sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc, nhưng 75% số loài đã bị xóa sổ sau đại tuyệt chủng 365 triệu năm trước.

Hai sinh vật tuyệt chủng xuất hiện nguyên vẹn sau 400 triệu năm
Sinh vật cổ đại mang lớp giáp sắt kỳ lạ - (Ảnh: Papers in Palaeontology).

Theo bài công bố trên tạp chí Papers in Palaeontology, chính lớp giáp kỳ lạ này đã cho các nhà khoa học ý tưởng về 2 cái tên độc đáo. Excalibur là tên thanh kiếm huyền thoại của vua Athur, được truyền thuyết cổ xưa của người Anh nhắc tới; trong khi Shuriken là tên một loại ám khí hình ngôi sao của các ninja Nhật Bản thời xa xưa.

Tên thật của 2 loài sâu này là Lepidocoleus caliburnus và Lepidocoleus shurikenus.

Chúng đã phát triển bộ giáp sắt kỳ lạ để có thể sinh tồn trên các rạn san hô ở các vùng nước nông mà khó bị kẻ thù săn đuổi. Nhưng rất tiếc lớp áo giáp này không giúp chúng thoát khỏi đại tuyệt chủng. Bằng kỹ thuật micro-CT, các nhà khoa học đã soi vào tận bên trong cơ thể 2 hóa thạch mà không làm hư hại chúng, theo tiến sĩ Sarah Jacquer từ Đại học Missouri (Mỹ).

Việc tìm thấy các sinh vật dị hình hàng trăm triệu năm tuổi, được bảo tồn nguyên vẹn qua các đại tuyệt chủng như vậy là rất quý giá, bởi giúp các nhà khoa học bổ sung những tư liệu quý vào bản đồ tiến hóa của Trái đất và hiểu rõ hơn về tính đa dạng sinh học qua từng thời kỳ. Nhiều sinh vật của kỷ Devon mang hình dáng không khác gì những sinh vật ngoài hành tinh trong phim ảnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện một đàn khủng long hóa thạch tại Ý

Lần đầu tiên phát hiện một đàn khủng long hóa thạch tại Ý

Lần đầu tiên ở Ý, hóa thạch của 11 con khủng long đã được khai quật, trong đó có bộ xương khủng long lớn nhất và hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy tại “đất nước hình chiếc ủng”.

Đăng ngày: 06/12/2021
Khai quật được chiếc đĩa bạc có hình nữ thần Scythia ngực trần

Khai quật được chiếc đĩa bạc có hình nữ thần Scythia ngực trần

Các nhà khảo cổ Nga đã phát hiện ra một chiếc đĩa bạc được trang trí bằng hình ảnh của một nữ thần người Scythia để ngực trần.

Đăng ngày: 06/12/2021
Ngôi mộ 3.300 năm chứa đầy trang sức vàng và đá quý

Ngôi mộ 3.300 năm chứa đầy trang sức vàng và đá quý

Một nhóm nghiên cứu tìm thấy nhiều đồ mai táng bằng vàng, bạc đồng cùng các loại đá quý như ngọc hồng, đá lưu ly và hổ phách trong mộ của gia đình quý tộc thời Đồ đồng.

Đăng ngày: 04/12/2021
Chile phát hiện loài khủng long “bọc thép” mới có chiếc đuôi kỳ lạ

Chile phát hiện loài khủng long “bọc thép” mới có chiếc đuôi kỳ lạ

Hóa thạch của loài khủng long “bọc thép” mới được phát hiện tại Chile đang khiến giới khoa học sửng sốt vì nó có chiếc đuôi không giống với bất kỳ loài khủng long nào khác.

Đăng ngày: 04/12/2021
Phát hiện loài mới 3,7 triệu tuổi: Người mang

Phát hiện loài mới 3,7 triệu tuổi: Người mang "bước chân gấu"

Những dấu chân gấu hóa thạch từng được phát hiện trong lớp tro núi lửa ở miền Bắc Tanzania vừa được xác định lại là một loài người chưa từng biết, đã 3,7 triệu tuổi.

Đăng ngày: 04/12/2021
Đào móng xây nhà, phát hiện cổ vật khổng lồ kỳ lạ

Đào móng xây nhà, phát hiện cổ vật khổng lồ kỳ lạ

Cổ vật khổng lồ kỳ lạ được khai quật trên công trường xây dựng ở Trung Java, Indonesia thu hút sự chú ý của các chuyên gia di tích văn hóa.

Đăng ngày: 03/12/2021
Phát hiện loài

Phát hiện loài "quái điểu" chuyên ăn thịt chim khổng lồ

Đại bàng Haast sống ở New Zealand, chúng nặng tới 15kg và móng vuốt dài tới 9cm, sải cánh lên đến 3m.

Đăng ngày: 03/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News