Hai tiểu hành tinh lớn hơn Đại kim tự tháp Giza sắp bay qua Trái đất
NASA cho biết hai tiểu hành tinh lớn với kích thước ước tính lớn hơn đại kim tự tháp Giza lần lượt bay qua Trái đất vào ngày 23 và 25/1.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, tiểu hành tinh đầu tiên bay qua Trái đất có tên 2020 PP vào tối ngày 23/1.
Đường bay của chúng quanh Mặt trời chỉ cách quỹ đạo Trái đất trong vòng 48 triệu km.
2020 PP, tiểu hành tinh hiện đang tiến về vùng lân cận của Trái đất chỉ là một trong nhiều tảng đá không gian thường bay qua hành tinh. Nhưng điều làm cho tiểu hành tinh gần Trái đất này trở nên thú vị là đường kính rộng lớn của nó.
Trong khi kích thước của hầu hết các tiểu hành tinh bay ngang qua Trái đất thường dao động từ 20 đến 40 mét. Tiểu hành tinh này có kích thước cao gần bằng Tòa nhà Empire, có đường kính khoảng 370 mét. Khoảng cách giữa 2020 PP và hành tinh của chúng ta là 7 triệu km, gấp khoảng 18 lần quãng đường trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng, di chuyển với tốc độ 30.094 km/h.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho rằng đó không phải là lý do đáng báo động.
Tiểu hành tinh thứ hai là 468727 (2010 JE87) sẽ bay đến sau đó hai ngày. Các chuyên gia ước tính 2010 JE87 có đường kính 430 mét, tới gần Trái đất nhất ở khoảng cách 6 triệu km, gấp khoảng 15 lần khoảng cách giữa hành tinh và Mặt trăng, di chuyển với vận tốc 53.752 km/h, nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 45 lần.
Hai tiểu hành tinh trên được phân loại trong nhóm vật thể bay gần Trái đất vì đường bay của chúng quanh Mặt trời chỉ cách quỹ đạo Trái đất trong vòng 48 triệu km.
Theo Paul Chodas, giám đốc CNEOS ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, một số vật thể bay gần Trái đất được coi là 'nguy hiểm' nếu quỹ đạo của nó tiếp cận quỹ đạo Trái đất trong vòng khoảng 7,4 triệu km trở xuống, bằng 19 lần khoảnh cách tới Mặt trăng và kích thước lớn hơn 140 mét.
Hiện nay, các nhà khoa học đã nhận dạng 25.000 tiểu hành tinh bay gần Trái đất, hơn 90% trong số đó có đường kính trên một kilomet. Trong đó, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang đẩy nhanh việc thăm dò tiểu hành tinh chứa lượng vàng khổng lồ đủ biến mọi người trên Trái đất thành tỷ phú. Psyche-16 nằm ở khu vực giữa Sao Hỏa và Sao Mộc chứa khối lượng lớn vàng cùng nhiều kim loại quý với giá trị ước tính lên tới 10.000 triệu tỷ USD. Tuy nhiên, NASA nghiên cứu này hoàn toàn vì mục đích nghiên cứu khoa học, sẽ không hướng tới việc khai thác hay cố gắng kiếm tiền từ tiểu hành tinh.

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
