Hai tiểu hành tinh lớn lao tới gần Trái đất cuối tháng 7
Hai tiểu hành tinh với đường kính ước tính lên tới 220m và 320m sẽ tiếp cận Trái đất trong tuần tới nhưng không xảy ra va chạm.
Minh họa các tiểu hành tinh bay tới gần Trái đất. (Ảnh: NASA)
Hai tiểu hành tinh 2016 CZ31 và 2013 CU83 sẽ "ghé thăm" Trái đất vào cuối tuần này, theo số liệu từ cơ sở dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) thuộc NASA. 2016 CZ31 sẽ đến cách hành tinh xanh khoảng 2,7 triệu km lúc 6h02 ngày 30/7 (giờ Hà Nội), gấp khoảng 7 lần khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt Trăng.
So với quy mô của Hệ Mặt trời, đây là khoảng cách tương đối gần. Tuy nhiên, 2016 CZ31 không có khả năng đâm vào Trái đất trong chuyến ghé thăm này. Tại thời điểm tiếp cận gần, tiểu hành tinh sẽ di chuyển với tốc độ lên tới 55.500km/h, theo CNEOS, nhanh gấp khoảng 17 lần đạn súng trường.
2016 CZ31 ước tính có đường kính khoảng 97 - 220m. Tiểu hành tinh này là một trong hơn 29.000 vật thể gần Trái đất, còn gọi là NEO, mà giới khoa học phát hiện cho đến nay. Một số vật thể trong đó được xếp loại "có khả năng gây nguy hiểm" dựa theo quỹ đạo và kích thước ước tính. Tuy nhiên, không vật thể nào thuộc loại này mà giới khoa học đang theo dõi có nguy cơ va chạm với Trái đất trong khoảng 100 năm tới, theo giám đốc CNEOS Paul Chodas.
Tiểu hành tinh thứ hai sắp tiếp cận Trái đất, 2013 CU83, dự kiến đến cách Trái đất khoảng 6,9 triệu km lúc 6h37 ngày 31/7, hơn gấp đôi khoảng cách của 2016 CZ3. Tuy nhiên, tiểu hành tinh này có thể lớn hơn 2016 CZ3 do có đường kính ước tính 140 - 320m, theo CNEOS. Nó cũng sẽ di chuyển chậm hơn, đạt tốc độ khoảng 21.100 km/h.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
