Hai vựa lúa Việt Nam sẽ chìm dưới nước biển sau 5 năm nữa?

Hiện tượng ấm lên toàn cầu mà phần lớn tác động đến từ con người đang khiến cho băng ở 2 cực tan nhanh hơn khi nào hết. Băng tan quá nhanh khiến nước biển dâng lên và nhiều vùng đồng bằng duyên hải sẽ biến mất.

Băng tan ở 2 cực, hai vựa lúa Việt Nam sẽ chìm dưới nước biển sau 5 năm nữa?

Đây không phải lần đầu tiên thềm băng Larsen B ở Nam Cực bị tan vỡ. Hồi 2002, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi nhận sự tan vỡ một phần của Larsen B, làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng ấm lên toàn cầu. Điều đáng nói là thềm băng trên đã tồn tại liên tục ít nhất 100 thế kỷ, trước cả những nền văn minh rực rỡ của nhân loại như Ai Cập, Hy Lạp, Ba Tư... Nhưng giờ đây chúng đang biến mất chỉ trong chưa đầy 1/4 thế kỷ.

Phần còn lại của Larsen B, theo tính toán của NASA, rộng khoảng 1.600 km2 (tương đương 80% diện tích TP.HCM) và cao khoảng 500 mét tại điểm dày nhất, đang có những dấu hiệu sẽ tan vỡ.

Một trong những điểm quan trọng của các thềm băng là chúng ngăn cản các sông băng hoà mình vào đại dương. Nếu như không có chúng, băng từ Nam Cực sẽ nhanh chóng chảy ra biển và làm dâng mực nước. Các con số nghiên cứu của NASA cho thấy, tốc độ "chảy" của các sông băng vào Larsen B đang tăng lên trong những năm qua. Điều trên chỉ có thể khi "đầu ra" của các sông băng thông thoáng hơn, tức các khoảng rỗng bên dưới Larsen B ngày càng nhiều hơn, dấu hiệu cho thấy nó sắp tan vỡ.

Cụ thể, có 3 sông băng đang chảy vào Larsen B là Leppard, Flask và Starbuck. Trong đó, 2 sông Leppard và Flask đã bị mỏng đi 20 - 22m trong các năm qua và tốc độ tăng lên đáng kể. Sông Flask có sự "bứt phá" nhanh nhất ở mức 700 m/năm và nhanh hơn 36% so với hồi 2012. Còn tại thời điểm 2002, tốc độ dòng chảy này chỉ bằng 1/8 so với hiện nay.

CO2 tăng kỷ lục và nước biển dâng

Không quá khó để hình dung tại sao một khối vật chất đã tồn tại suốt cả trăm thế kỷ lại có thể biến mất nhanh như thế. Theo cơ quan đại dương và khí tượng Mỹ (NOAA), nồng độ CO2 trung bình trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 400 ppm. Trong khi đó, con số mà các nhà môi trường cho là "an toàn" - 350 ppm đã bị vượt qua khá lâu.

Các nhà khoa học dự đoán nếu toàn bộ khối băng ở Greenland tan hết, nước biển sẽ dâng 6 m (cỡ căn hộ cao 2 tầng). Nếu toàn bộ khối băng ở Nam Cực tan hết, nước biển sẽ dâng 60 m (cỡ chung cư 10 tầng). Và nếu như toàn bộ băng trên hành tinh này tan hết, nước biển sẽ dâng tới 70 m.

Trong khi đó, phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người hầu hết tập trung ở các đồng bằng duyên hải. Nếu một trong các điều trên xảy ra, thậm chí chỉ duy nhất băng của Greenland, sẽ là một thảm hoạ về an ninh lương thực với các quốc gia dùng gạo làm thức ăn chính như Việt Nam.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News