Hầm ngầm chống ngập đầu tiên của Hà Nội

Hầm 2.000m3 được xây ngầm trong sân trường THCS Lý Thường Kiệt nhằm giải quyết tình trạng ngập úng tại phố Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa, Hà Nội).

Từ hàng chục năm nay, phố Nguyễn Khuyến là một trong những trọng điểm úng ngập của Hà Nội. Ghi nhận của Công ty Thoát nước thành phố, mỗi khi mưa 30-70 mm/giờ, đoạn phố trước trường THCS Lý Thường Kiệt ngập sâu 30-70 cm, kéo dài hàng trăm mét, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của học sinh hai trường tiểu học và THCS Lý Thường Kiệt. Khu vực này từng xảy ra trường hợp điện giật khi ngập nước dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân ngập nặng được xác định là mặt phố Nguyễn Khuyến trũng, thấp hơn nền các công trình xung quanh 50-80 cm. Phố nằm xa nguồn thải, hệ thống thoát nước chưa đồng bộ.

Hầm ngầm chống ngập đầu tiên của Hà Nội
Vị trí xây dựng hầm ngầm chống ngập trên phố Nguyễn Khuyến. (Đồ họa: Tiến Thành)

Năm 2019, quận Đống Đa triển khai dự án cải tạo thoát nước phố Nguyễn Khuyến kết hợp chỉnh trang phố Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tổng mức đầu tư hơn 24 tỷ đồng. Việc xây dựng hầm ngầm là một trong các hạng mục của dự án.

Hầm ngầm được xây dựng giữa năm 2020, bàn giao cho Công ty Thoát nước Hà Nội đưa vào vận hành từ cuối năm 2021. Nằm tại sân trường THCS Lý Thường Kiệt, hầm có kết cấu bê tông cốt thép, dài 34 m, rộng 9 m, sâu 6,6 m, dung tích 2.000 m3. Chiều dày đáy và tường hầm là 50 cm, trần 30 cm. Giữa hầm có cột bê tông cốt thép để chống đỡ trần.

Khi mưa lớn, hệ thống thu gom trước cổng trường THCS Lý Thường Kiệt đưa nước về hầm qua đường ống dài hơn 22 m. Trong hầm có ba máy bơm chìm (hai máy chạy, một máy dự phòng). Khi mưa ngớt, mực nước trong hệ thống thoát nước của thành phố giảm, hai máy bơm sẽ bơm nước từ hầm trở lại hệ thống.

Hầm ngầm chống ngập đầu tiên của Hà Nội Điểm ngập trên phố Nguyễn Khuyến hồi tháng 7/2019, khi chưa có hầm ngầm chứa nước mưa.
Điểm ngập trên phố Nguyễn Khuyến hồi tháng 7/2019, khi chưa có hầm ngầm chứa nước mưa. (Ảnh: Giang Huy)

Việc xây dựng hầm ngầm chứa nước mưa được Hà Nội đặt ra từ năm 2018. Công ty Thoát nước Hà Nội đã đề xuất làm hầm ngầm để điều tiết nước mưa tại ba điểm ngập nặng nhiều năm ở phố Đường Thành, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm) và phố Nguyễn Khuyến. Nhưng đến nay chỉ có hầm ngầm tại phố Nguyễn Khuyến được xây dựng.

Theo đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội, nếu trước đây gặp phải trận mưa 138mm/2 giờ như chiều 29/5, điểm ngập tại phố Nguyễn Khuyến sẽ kéo dài nửa ngày. Từ khi hầm ngầm đưa vào hoạt động, thời gian ngập úng đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn 1-2 giờ. Để giải quyết triệt để úng ngập tại điểm này, Công ty Thoát nước cho hay phải đẩy nhanh dự án cải tạo hồ Linh Quang. Hiện do việc cải tạo chưa hoàn thành nên nước mưa chưa thoát được xuống hồ.

Trận mưa chiều 29/5 với lượng mưa lớn lịch sử gây ra hàng trăm điểm ngập lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 30/5, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng để ứng phó trước mắt, thành phố có thể dùng hệ thống máy bơm để thoát nước, nhưng về lâu dài cần nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, như xây các hầm ngầm chứa nước lớn tại khu vực xung yếu thường xuyên xảy ra ngập. Thành phố cũng có thể tận dụng các nơi rộng lớn như cánh đồng, sân vận động làm nơi chứa nước.

Trên thế giới, nhiều nước đã xây hệ thống ngầm trữ nước, như Nhật Bản có những hầm chứa nước lớn vừa để giữ nước khi mưa, vừa có nước dùng khi hạn hán. "Các giải pháp này đắt đỏ, nên quan trọng nhất là phải có tầm nhìn, xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ", Bộ trưởng Hà nêu quan điểm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất kép ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm 4 người chết và 14 người bị thương

Động đất kép ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm 4 người chết và 14 người bị thương

Ít nhất 4 người chết và 14 người bị thương sau hai trận động đất có cường độ 6,1 độ và 4,5 độ tại Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 02/06/2022
Liên tục xuất hiện kiểu thời tiết trái mùa, có phải do biến đổi khí hậu?

Liên tục xuất hiện kiểu thời tiết trái mùa, có phải do biến đổi khí hậu?

Các nhà khí tượng học dự đoán rằng thời tiết khi chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ trở nên nóng hơn, lạnh hơn, cực đoan hơn, hỗn loạn hơn.

Đăng ngày: 01/06/2022
“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

Quái vật lửa Kilauea - ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - không có nguồn gốc thông thường mà là một quái vật từ thế giới ngầm sâu trong lòng Trái Đất, nghiên cứu mới từ Úc chứng minh.

Đăng ngày: 01/06/2022
Phát triển hệ thống thu giữ CO2 nhanh nhất thế giới

Phát triển hệ thống thu giữ CO2 nhanh nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo Metropolitan phát triển hợp chất mới loại bỏ carbon dioxide trong không khí hiệu quả 99% và nhanh gấp đôi những hệ thống hiện nay.

Đăng ngày: 01/06/2022
Chất thải thuốc lá - nguồn gây ô nhiễm nhựa phổ biến nhất trên thế giới

Chất thải thuốc lá - nguồn gây ô nhiễm nhựa phổ biến nhất trên thế giới

Nguồn gây ô nhiễm nhựa phổ biến nhất trong môi trường của chúng ta không phải là chai lọ nhựa, túi nylon hoặc giấy gói thực phẩm mà là chất thải từ thuốc lá.

Đăng ngày: 31/05/2022
Nhiệt độ trong tương lai thách thức khả năng sống sót của con người

Nhiệt độ trong tương lai thách thức khả năng sống sót của con người

Nhiệt độ cao khủng khiếp đang thử thách giới hạn sống sót của con người sẽ còn tiếp tục tăng, thách thức khả năng chống chọi của cơ thể và khiến nhiều nơi trên thế giới trở nên không thể sống được.

Đăng ngày: 30/05/2022
Dự báo thời tiết: Miền Nam mưa to nhiều ngày tới, miền Bắc mưa to tới cuối tháng

Dự báo thời tiết: Miền Nam mưa to nhiều ngày tới, miền Bắc mưa to tới cuối tháng

Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết gió mùa Tây Nam vẫn duy trì cường độ mạnh tại miền Nam, về chiều tối khu vực vẫn sẽ có mưa to, mưa dông kéo dài tới ngày 2-6. Tại miền Bắc, hôm nay và ngày mai vẫn còn mưa to.

Đăng ngày: 30/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News