Hạn hán khiến đàn hươu cao cổ 6 con nằm chết khô trên đất
Hạn hán nghiêm trọng khiến hươu cao cổ phải chật vật tìm kiếm thức ăn và nước uống, cuối cùng bỏ mạng trên đường đến hồ chứa nước.
Xác 6 con hươu cao cổ ở ngoại ô làng Eyrib, trong Khu bảo tồn Sinh vật hoang dã Sabuli. (Ảnh: Ed Ram)
Bức ảnh chụp từ trên cao của phóng viên ảnh Ed Ram hôm 10/12 cho thấy cảnh tượng đáng buồn khi 6 con hươu cao cổ nằm chết trên nền đất khô trong Khu bảo tồn Sinh vật hoang dã Sabuli, hạt Wajir, Kenya. Trong ảnh, chúng nằm đè lên nhau với cơ thể gầy mòn và khô quắt. Chúng đã chết được một thời gian vì xác có dấu hiệu phân hủy.
Nhiều khả năng những con hươu cao cổ này đã yếu từ trước, sau đó bỏ mạng vì mắc kẹt trong bùn lầy. Có thể chúng đang cố gắng đi tới một hồ chứa nước gần đó, dù nó cũng gần cạn kiệt. Xác hươu được chuyển ra ngoại ô làng Eyrib, hạt Wajir, để tránh làm ô nhiễm hồ chứa nước.
Đây là hậu quả của đợt hạn hán nghiêm trọng ở Kenya khiến cả con người và động vật phải chật vật tìm kiếm thức ăn, nước uống. Các nhà khoa học cảnh báo, hạn hán đe dọa mạng sống của 4.000 con hươu cao cổ ở hạt Garissa lân cận. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn do việc canh tác dọc theo những con sông đã cản trở động vật hoang dã đến các địa điểm uống nước, theo Ibrahim Ali, chuyên gia tại khu bảo tồn hươu cao cổ Bour-Algi.
Trợ lý trưởng làng Eyrib, Abdi Karim, nhìn xác đàn hươu cao cổ. (Ảnh: Ed Ram)
Tại Kenya, không chỉ động vật bị đe dọa. Khoảng 2,1 triệu người cũng đối mặt với nạn đói do hạn hán nghiêm trọng diễn ra tại một nửa lãnh thổ Kenya, cơ quan quản lý hạn hán của nước này cảnh báo hồi tháng 9.
Hôm 14/12, Liên Hợp Quốc cho biết, 2,9 triệu người Kenya vẫn đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp. Một số khu vực tại nước này gần đây nhận được lượng mưa ít kỷ lục trong vài thập kỷ. Nhiều nguồn nước cho cả người lẫn động vật chăn nuôi khô cạn, buộc các gia đình phải đi bộ xa hơn và gây căng thẳng giữa các cộng đồng, dẫn đến việc gia tăng xung đột, theo Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
