Hàng chục người bị thương và mất tích do núi lửa phun trào ở Guatemala
Ngày 3/6, núi lửa Fuego, cách thủ đô Guatemala City của Guatemala 45km về phía Tây Nam, đã phun trào mạnh mẽ với các vụ nổ và cột tro cao trên 11km so với mực nước biển.
Theo báo cáo ban đầu, đã có ít nhất 6 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong vụ việc này.
Núi lửa Fuego nằm ở độ cao 3.763m so với mặt nước biển.
Phóng viên tại khu vực Mỹ Latinh dẫn thông báo của Viện Địa chấn, núi lửa, khí tượng và thủy văn Guatemala cho biết dòng nham thạch đang di chuyển về phía khe núi Seca hoặc Santa Teresa và tro bụi đã bao phủ toàn bộ làng Sangre de Cristo, thị trấn San Pedro Yepocapa và một phần thủ đô Guatemala City.
Cơ quan Điều phối quốc gia về giảm nhẹ thiên tai (Conrad) cho biết ít nhất 300 công nhân của hai trang trại gần núi lửa đã được sơ tán.
Conrad khuyến cáo người dân thuộc các khu vực dân cư đô thị xung quanh áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe như sử dụng mặt nạ, kính mắt, khăn ẩm, dự trữ nước sạch và cần theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến hoạt động của núi lửa Fuego.
Người phát ngôn của Conrad, ông David de Leon, thông báo các cơ quan chức năng địa phương đã lên phương án sơ tán người dân sống xung quanh khu vực núi lửa trong trường hợp cần thiết.
Fuego nằm ở độ cao 3.763m so với mặt nước biển và cách thủ đô Guatemala City 45km về phía Tây Nam, là 1 trong 3 núi lửa đang hoạt động mạnh nhất của Guatemala, ngoài 2 núi lửa Santiaguito ở phía Tây và Pacaya nằm về phía Nam thủ đô. Đây là vụ phun trào lần thứ hai trong năm nay của núi lửa Fuego.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
