Hang động ấu trùng phát sáng kỳ ảo ở New Zealand
Hang động phát ánh sáng nhờ hàng nghìn ấu trùng phát quang sinh học bám trên các bức tường đá lởm chởm.
>>> Phát hiện hơn 180 loài cá phát sáng mê hoặc trong biển
Hang động phát sáng giống đom đóm ở New Zealand. (Ảnh: Donnie Ray Jones/Flickr)
Hang động Waitomo thuộc đảo Bắc, một trong hai đảo chính ở New Zealand. Những con côn trùng phát quang sinh học bám trên các bức tường đá lởm chởm tạo thành những chấm sáng kỳ ảo trong bóng tối.
Sinh vật phát quang là một loài muỗi nấm có tên khoa học là Arachnocampa Luminosa. Tên gọi khác của chúng bao gồm "đom đóm New Zealand" hoặc chỉ đơn giản là "đom đóm".
Giai đoạn ấu trùng của loài vật kéo dài 6-12 tháng. Chúng trải qua giai đoạn nhộng từ một đến hai tuần và tồn tại những ngày ngắn ngủi trong trạng thái trưởng thành để giao phối và đẻ trứng. Arachnocampa Luminosa phát sáng trong suốt quá trình biến thái, như một cách để thu hút con mồi và tìm bạn tình.
Theo Mother Nature Network, hang động lấp lánh này chỉ là một phần trong hệ thống hang động Waitomo lớn, bao gồm hang động Ruakuri và Aranui. Thủ lĩnh địa phương người Maori tên là Tane Tinorau, cùng điều tra viên người Anh Fred Mace, phát hiện nó năm 1887.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
