Hàng ngàn con cá hồi chết trắng vì hạn hán nghiêm trọng ở Canada

Biến đổi khí hậu do con người đang gây ra những tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái trong khu vực.

Theo The Guardian, mới đây tại tỉnh bang British Columbia của Canada đã ghi nhận tình trạng hàng chục nghìn con cá hồi hoang dã chết rải rác dọc theo một con lạch. Chúng chính là nạn nhân mới nhất của đợt hạn hán đã kéo dài hơn một tháng tại tỉnh này, khiến người dân phải chuẩn bị tinh thần cho những hậu quả nặng nề hơn.

Cụ thể, một đoạn video của nhà nghiên cứu người Đức Sarah Mund được đăng tải trên mạng xã hội gần đây cho thấy xác cá hồi hồng và cá hồi chum chất đống gần khu Bella Bella. Bà Mund đã cùng đoàn kiểm tra đi bộ dọc theo các dòng suối để đánh giá sức khỏe và kích thước của các quần thể cá hồi trở lại đẻ trứng.

Ông William Housty, quản lý bảo tồn của Heiltsuk Nation, bình luận với The Guardian:

"Những điều đang diễn ra thực sự khủng khiếp. Mực nước sông ở mọi nơi hiện đang ở mức thấp - không chỉ riêng tại khu vực Heiltsuk. Tình trạng hạn hán đã và đang lan rộng khắp khu vực vùng duyên hải. Mọi năm chúng tôi cũng có đợt chứng kiến một số lượng cá chết trước khi đẻ trứng, nhưng chưa bao giờ chúng chết nhiều đến mức này".

Hàng ngàn con cá hồi chết trắng vì hạn hán nghiêm trọng ở Canada
Hàng chục nghìn con cá hồi hoang dã chết rải rác dọc theo một con lạch.

Cá hồi hoang dã thường chờ đợi những tín hiệu, chẳng hạn như những cơn mưa để "lội ngược dòng" - đây cũng là chỉ báo cho thấy mực nước sẽ tăng lên và các dòng chảy được cấp nước nhiều hơn.

Tuy nhiên, ông Housty cho biết 10 ngày trước, một cơn mưa chiều cùng thủy triều dâng cao đã khiến cá hồi "hiểu lầm".

Sau đó là một thời gian dài không còn mưa nữa, và con lạch khô cạn khiến nhiều con trong đàn cá mắc cạn.

"Đó là buổi chiều mưa duy nhất trong vòng hơn 1 tháng", ông Housty nói. "Nếu như không có cơn mưa và thủy triều dâng cao, tôi cho rằng đàn cá rất có thể sẽ tiếp tục đợi chờ dưới lòng đại dương. Thực tế, chúng không có đủ thời gian để thích nghi với đợt hạn hán này".

Một nhà sinh vật học ước tính có 65.000 con cá hồi đã chết trong lòng con lạch này - nhiều hơn 70% so với số lượng cá không thể sinh sản.

Trong vòng 5 tuần qua, khu vực các bờ biển ở phía Tây British Columbia đã vắng bóng những cơn mưa, khiến khu vực này rơi vào tình trạng khô hạn cấp độ 4, kèm theo những tác động đối với kinh tế xã hội và hệ sinh thái.

Biến đổi khí hậu khiến hạn hán trong mùa hè nghiêm trọng hơn?

Bản phân tích do Tổ chức hợp tác quốc tế chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu World Weather Attribution (WWA) công bố ngày 5/10 cho biết: Trong mùa hè năm 2022, các đợt hạn hán trên khắp Bắc bán cầu đã gia tăng ít nhất 20 lần.

Hạn hán khiến các con sông lớn khô cằn, phá hủy mùa màng, gây cháy rừng, đe dọa các loài thủy sinh và khiến châu Âu phải sử dụng nước sạch tiết kiệm. Hạn hán cũng "tấn công" những nơi vốn chịu ảnh hưởng của khô hạn như miền Tây nước Mỹ, nhưng cũng có những nơi hiếm gặp hạn hán như khu vực Đông Bắc bán cầu.

Trung Quốc cũng vừa trải qua mùa hè khô hạn nhất trong vòng 60 năm, khiến con sông Dương Tử nổi tiếng bị thu hẹp chỉ còn một nửa chiều rộng bình thường.

Các nhà khoa học từ WWA cho biết, nếu không phải vì biến đổi khí hậu do con người, thì hạn hán nghiêm trọng như thế này sẽ chỉ xảy ra 400 năm một lần trên khắp Bắc bán cầu. Giờ đây họ dự báo tình hình tương tự sẽ lặp lại 20 năm một lần, trong bối cảnh khí hậu nóng lên trên toàn cầu.

Ông Maarten van Aalst, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Columbiam cho biết trận lũ lụt lớn ở Pakistan là "dấu vết của biến đổi khí hậu".

Ông nói: "Những tác động [của biến đổi khí hậu] rất rõ ràng đối với mọi người và đang ảnh hưởng nặng nề, không chỉ ở các nước nghèo, như lũ lụt Pakistan... mà còn ở một số khu vực giàu có nhất trên thế giới, như Tây Trung Âu".

Ông Dominik Schumacher, một nhà khoa học khí hậu tại trường đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ), cho biết nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 0,8 độ C, thì tình trạng hạn hán như trên sẽ xảy ra 10 năm một lần ở Tây Trung Âu và hàng năm trên khắp Bắc bán cầu.

Ông Van Aalst nói rằng một trong những cách giảm thiểu những tác động ở quy mô toàn cầu, nhưng "một cách để giảm những tác động đó là giảm lượng khí thải".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện cặp rắn lạ màu cam cực độc trong bãi đậu xe ở Australia

Phát hiện cặp rắn lạ màu cam cực độc trong bãi đậu xe ở Australia

Một cặp rắn thuộc loài rắn nâu miền Đông có màu cam rực rỡ hiếm thấy, với nọc độc cực mạnh, đã bị bắt trong bãi đậu xe ở Queensland, Australia.

Đăng ngày: 07/10/2022
Loài vật nào có đầu lớn nhất hành tinh?

Loài vật nào có đầu lớn nhất hành tinh?

Cá voi xanh có hộp sọ dài tới 5,5m nhưng không phải là loài có đầu lớn nhất thế giới nếu xét theo tỷ lệ cơ thể.

Đăng ngày: 06/10/2022
Đằng sau cái chết bí ẩn của cá tầm Canada

Đằng sau cái chết bí ẩn của cá tầm Canada

11 con cá tầm đột ngột chết hàng loạt trên sông Nechako (Canada) chỉ trong vài ngày, khiến các nhà khoa học bối rối và kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng.

Đăng ngày: 05/10/2022

"Choáng váng" với tốc độ của loài động vật bay nhanh nhất thế giới

Khám phá thú vị về loài động vật nào di chuyển nhanh nhất trên bầu trời cũng như đặc điểm tạo nên tốc độ đáng kinh ngạc này.

Đăng ngày: 04/10/2022
Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur, còn được gọi là " bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Đăng ngày: 04/10/2022
Bắt sống trăn gấm dài 5,9m sau khi nuốt chửng dê nhà

Bắt sống trăn gấm dài 5,9m sau khi nuốt chửng dê nhà

Con trăn gấm nặng 77 kg bị bắt ở trang trại sau khi nuốt chửng một con dê và không thể di chuyển.

Đăng ngày: 04/10/2022
Nguyên nhân khiến tôm cua chết hàng loạt ở Anh

Nguyên nhân khiến tôm cua chết hàng loạt ở Anh

Các nhà nghiên cứu Anh đổ lỗi cho ô nhiễm hóa chất gây ra cái chết của hàng loạt động vật giáp xác trên bờ biển đông bắc nước này.

Đăng ngày: 04/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News