Hàng nghìn di vật được phát hiện tại Thành nhà Hồ
Theo kết quả khai quật, nền gạch mới tại di tích Gò Ngục cách Hoàng thành về phía Tây - Nam 150m thuộc Di sản Thành nhà Hồ đã được phát hiện.
Đợt khai quật, nghiên cứu này do Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ, Thanh Hóa phối hợp cùng Viện Khảo cổ Việt Nam tiến hành. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy, Gò Ngục, hay còn gọi là Góc Ngục, có chiều rộng 1.288m2, thuộc thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, cách Hoàng thành 150m về phía Tây - Nam.
Trong đợt khai quật này, đã xuất lộ nền móng hệ thống sân nền lát gạch, cống thoát nước bằng đá và hàng nghìn di vật như: ngói mũi vát, gạch bìa, gốm men, đồ sành...
Theo kết quả khai quật, nền gạch mới được phát hiện tại Gò Ngục cách Hoàng thành về
phía Tây - Nam 150m (ảnh do Trung tâm di sản Thành nhà Hồ cung cấp). (Ảnh: Dân Trí)
Theo đánh giá ban đầu của các nhà khảo cổ, Gò Ngục có quá trình phát triển liên tục trong hai giai đoạn. Trong giai đoạn thời Trần - Hồ, thuộc thế kỷ 14 - 15, Gò Ngục có thể là khu vực nhà ngục của triều đình và có thể là đồn binh hoặc trại lính bảo vệ vòng ngoài của kinh thành trong giai đoạn thứ hai, tức vào thời Lê Sơ, thuộc thế kỷ 15 - 16.
Phát hiện này được các chuyên gia UNESCO đánh giá là rất quan trọng, góp phần khẳng định trung tâm kinh thành Tây Đô có sự phát triển liên tục, nối tiếp về văn hóa qua các giai đoạn lịch sử và các triều đại khác nhau, chứ không chỉ tồn tại và phát triển trong giai đoạn Trần - Hồ.
Thành nhà Hồ thuộc hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Di sản này còn được biết đến với các tên gọi như Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn, Thành Tây Kinh. Hồ Quý Ly đã cho xây dựng vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15.
Thành nhà Hồ - kiến trúc bằng đá hiếm hoi ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Thành nhà Hồ chính thức được tôn vinh là di sản văn hóa của nhân loại trong kỳ họp lần thứ 35 của tổ chức UNESCO, tại thủ đô Paris, Pháp vào tháng 6/2011.
Với kiến trúc độc đáo bằng đá lớn hiếm hoi ở Việt Nam, Thành nhà Hồ được đánh giá là có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.
