Hàng nghìn người kéo nhau đi ngắm bông hoa thối nhất thế giới
Hoa xác thối có đường kính lên tới 1 mét. Bông hoa khi nở có mùi hương "khủng khiếp" khiến nhiều người phải nhăn mặt khó chịu, nhưng vẫn thu hút không ít người hào hứng, tò mò.
Theo tờ Science alert, trứng thối, xác động vật chết ... không thể có mùi khủng khiếp như loài hoa Rafflesia tuan-mudae ở Indonesia.
Hoa Rafflesia tuan-mudae hiếm gặp được tìm thấy trong khu bảo tồn Maninjau, Indonesia. Bông hoa rộng khoảng 1 mét và tỏa mùi giống thịt thối rữa thu hút ruồi tới thụ phấn.
Bông hoa thối nhất thế giới luôn thu hút người đến chiêm ngưỡng.
Khi nở rộ bông hoa rực rỡ trong thời gian từ 7-10 ngày và đây chính là lúc nhiều du khách kéo nhau đến chiêm ngưỡng nhất.
Hoa màu đỏ, to đẹp nhưng mùi hương của nó thì theo các chuyên gia đánh giá là một trong những mùi hương kinh khủng nhất thế giới.
Hoa Rafflesia tuan-mudae là loài hoa kí sinh, hút nước và các chất dinh dưỡng trên thân cây nho Tetrastigma. Nó không có lá, thân, rễ hay chất diệp lục.
Khi sẵn sàng để sinh sản, bông hoa sẽ tạo ra một khối giống như chiếc bắp cải nở. Khoảng một năm sau, mỗi cánh sẽ mở ra nhưng chỉ duy trì được trong vài ngày. Sau đó, hoa Rafflesia sẽ phát triển như một trái cây hình tròn, chứa hàng ngàn hạt giống bên trong và được các loài động vật phát tán khắp khu rừng.
Hoa xuất hiện nhiều nhất các nước Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Malaysia, nhưng nổi tiếng nhiều nhất là ở Indonesia tại các đảo như Java, Sumatra.
Hiếm khi con người nhìn thấy hoa xác thối nở trong tự nhiên vì số lượng hoa ngày càng ít và đang nằm trong danh mục cần được bảo vệ. Do vậy, mỗi khi đến mùa nở, hàng ngàn du khách hiếu kỳ sẽ tới chiêm ngưỡng loài hoa lạ lùng này.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
