Hàng trăm viên đá mặt trăng mất tích

Vài trăm mẫu đá được lấy từ mặt trăng đã biến mất trong 4 thập kỷ qua, Tổng thanh tra của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo.

>>> Hành trình truy tìm đá mặt trăng

Paul Martin, Tổng thanh tra của (NASA), vừa công bố một báo cáo về những vấn đề đáng lo ngại tại NASA. Báo cáo khẳng định nhiều nhà nghiên cứu mượn đá mặt trăng để tìm hiểu, nhưng họ chưa bao giờ động tới chúng. Ngoài ra vài trăm viên đá mà các nhà du hành lấy từ chuyến thám hiểm mặt trăng đầu tiên vào năm 1969 đã biến mất, AP đưa tin.

“517 mẫu vật chất vũ trụ đã mất hoặc bị lấy cắp trong khoảng thời gian từ năm 1970 tới tháng 10/2010”, báo cáo nêu rõ.

Mẫu vật chất vũ trụ bao gồm đá và đất của mặt trăng, đá từ thiên thạch và sao Hỏa, ion từ những tầng ngoài cùng của mặt trời, bụi từ sao chổi và không gian liên sao, bụi từ tầng bình lưu của trái đất.

“Những mẫu vật chất vũ trụ đó là nguồn tài nguyên hiếm và hữu hạn. Chúng có vai trò quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu và giáo dục”, báo cáo đánh giá.


Một viên đá được lấy từ mặt trăng. (Ảnh: NASA)

Martin nhấn mạnh rằng nhiều dữ liệu thống kê của NASA không chính xác, trong khi nhiều nhà nghiên cứu không nhớ số lượng mẫu vật chất mà họ mượn NASA. Họ giữ mẫu vật chất lâu hơn thời hạn quy định, không nghiên cứu hoặc trao trả chúng. Vì vậy NASA cần một hệ thống theo dõi mẫu vật chất tốt hơn và nên tiến hành kiểm kê hàng năm để ngăn chặn tình trạng thất thoát.

“NASA nhất trí với những kiến nghị của chúng tôi và hứa sẽ hành động đúng đắn”, nhóm thanh tra xác nhận.

Tính tới tháng 3, NASA sở hữu 140.000 mẫu vật chất mặt trăng, 18.000 mẩu thiên thạch, 5.000 mẫu bụi từ gió mặt trời, sao chổi và không gian liên sao. NASA đã cho mượn hơn 26.000 mẫu vật.

Trước đây NASA từng thừa nhận tình trạng thất thoát mẫu vật chất vũ trụ. Chẳng hạn, một nhà nghiên cứu đánh mất 18 mẫu vật chất mặt trăng vào năm 2010.

Vào năm 218, kẻ gian lấy cắp 218 mẫu vật chất mặt trăng và thiên thạch tại Trung tâm Vũ trụ Johnson tại thành phố Houston, bang Texas. Nhưng sau đó những mẫu vật ấy đã được tìm thấy.

Cách đây vài tháng người ta tìm thấy một mẩu đá mặt trăng trong thùng đựng tài liệu và các bản ghi nhớ của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton. Chiếc thùng được bảo quản tại thư viện bang Arkansas.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News