Hàng triệu người se không còn bị dị ứng nhờ một loài bọ nhỏ bé

Một nghiên cứu mới cho thấy một loài bọ nhỏ bé có thể giúp cho hơn 2 triệu người thoát khỏi tình trạng bị dị ứng ở Châu Âu, đồng thời tiết kiệm hơn 1 tỷ Euro chi phí y tế.

Tiến sĩ Urs Schaffner, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, cho biết bọ cánh cứng Ophraella Communa có thể làm giảm đáng kể lượng phấn hoa – thứ gây ra một loạt các triệu chứng từ hắt xì hơi đến ngứa mắt và làm nặng thêm các tình trạng bệnh hen suyễn và chàm – từ cây cỏ phấn hương thông thường (Ambrosia artemisiifolia).

Nghiên cứu liên ngành này - nghiên cứu đầu tiên định lượng giá trị kinh tế của kiểm soát sinh học ở Châu Âu, cũng lập luận rằng các thiệt hại do loài xâm lấn ở Châu Âu có thể chưa được đánh giá nghiêm túc.


Loại bọ cánh cứng này sẽ giúp tình trạng dị ứng ở châu Âu giảm đi nhanh chóng.

Nhóm các nhà khoa học từ các tổ chức bao gồm Đại học Fribourg và ETH Zurich, Thụy Sĩ, đại học Worcester, Vương Quốc Anh và Đại học Leiden, Hà Lan, đề xuất các quốc gia ở bán đảo Balkan như Bungaria, Rumania và Serbia – sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ loài bọ cánh cứng này như một sự kiểm soát sinh học.

Trước khi có sự xuất hiện tình cờ của bọ cánh cứng vào năm 2013, khoảng 13,5 triệu người bị dị ứng do cỏ phấn hương ở Châu Âu, dẫn đến thiệt hại về kinh tế xấp xỉ 7,4 tỷ Euro mỗi năm.

Tại Châu Âu, cỏ phấn hương thông thường được xem là loài xâm lấn tại hơn 30 quốc gia, và theo các nhà khoa học, nó lan ra và ảnh hưởng giống như là sự gia tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu thực địa tại Ý chứng minh rằng bọ cánh cứng có thể làm giảm lượng phấn hoa của cỏ phấn hương tới 82%. Tại vùng Milan, nơi con bọ cánh cứng đầu tiên được phát hiện, gần 100% cây cỏ phấn hương bị tấn công, và thiệt hại gây ra đủ để ngăn chặn sự nở hoa – sự kiện giúp phấn hoa được giải phóng.

Tiến sĩ Schaffner cho rằng: "nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rằng ảnh hưởng của cỏ phấn hương thông thường lên sức khỏe con người và kinh tế chưa thực sự được đánh giá đúng mức, nhưng quá trình kiểm soát sinh học bởi loài bọ Ophraella communa có thể giảm thiểu những ảnh hưởng ở các khu vực của Châu Âu".

"Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng, các đánh giá trong tương lai về các tác động đến kinh tế của các loài xâm lấn (IAS) nên được xem xét kỹ lưỡng cả các chi phí liên quan đến sức khỏe con người".

Các nhà khoa học đã rút ra thông tin từ Chương trình Giám sát Phấn hoa Châu Âu trước khi lập bản đồ tổng hợp theo mùa toàn bộ phấn hoa của cây cỏ phấn hương tại Châu Âu giai đoạn từ 2004 đến 2012 – trước khi xuất hiện loài bọ cánh cứng này. Sau đó họ đã nội suy dữ liệu từ 296 khu vực theo dõi phấn hoa trên toàn Châu Âu.

Để xác thực số liệu ước tính các bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa cỏ phấn hương, các nhà nghiên cứu đã so sánh đánh giá rộng trên khắp châu Âu của họ với dữ liệu chăm sóc sức khỏe chi tiết vùng Rhône-Alpes ở miền đông nam nước Pháp.

Sau đó họ đã cân nhắc chi phí điều trị và thời phải nghỉ việc ở cấp quốc gia sử dụng chỉ số ngang giá sức mua–các phí tổn y tế trên đầu người cho năm 2015 được điều chỉnh – để xác định tổng thể chi phí kinh tế của việc chăm sóc sức khỏe để điều trị các triệu chứng và những ảnh hưởng khác của phấn hoa cỏ phấn hương.

Giáo sư Heinz Müller-Schärer của trường đại học Fribourg cho rằng: "chúng ta không chắc chắn từ đầu là bọ cánh cứng là loài có lợi hay có hại. Các kiểm tra trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng nó có thể có hại cho hoa hướng dương. Tuy nhiên, các kiểm tra thực địa tại Trung Quốc và Châu Âu đã không chứng thực được kết quả này".

Tiến sĩ Schaffer, giáo sư Heinz Müller-Schärer và các tác giả kết luận rằng: "thông tin chính xác của chính sách và quản lý về ảnh hưởng của các loài xâm lấn lên sức khỏe con người và tiềm năng tiết kiệm – tùy thuộc vào việc triển khai các biện pháp giảm thiểu – là cần thiết để đảm bảo các nguồn lực hợp lý được đầu tư và các hành động được phối hợp trong quản lý các loài xâm lấn".

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News