Hàng tỷ con ve sầu sắp trồi lên sau 17 năm ngủ vùi

Hàng tỷ con ve sầu Magicicada chuẩn bị trồi lên mặt đất tại Bờ Đông nước Mỹ, hiện tượng không thể quan sát ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Khi còn ở thể nhộng, ve sầu Magicicada - loài côn trùng có mắt đỏ nổi bật, thân đen, cánh màu cam - ở sâu dưới lòng đất, hút chất dinh dưỡng từ rễ cây để sinh trưởng. Khi tới độ tuổi trưởng thành, chúng đồng loạt trồi lên mặt đất, Guardian ngày 26/1 đưa tin.

Lần cuối cùng hiện tượng ve sầu Magicicada xuất hiện ở Bờ Đông nước Mỹ là vào năm 2004. Chu kỳ phát triển của ve sầu Magicicada là 17 năm. Do đó, hàng tỷ con ve sầu sẽ trồi lên mặt đất vào khoảng giữa tháng 5 tới, khi nhiệt độ đã ấm lên tới mức phù hợp với chúng.

Hàng tỷ con ve sầu sắp trồi lên sau 17 năm ngủ vùi
Ve sầu Magicicada. (Ảnh: BBC).

"Chúng sẽ xuất hiện trong các công viên, rừng cây, khu dân cư, có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Thỉnh thoảng chúng sẽ đậu lên con người", Gary Parsons, nhà côn trùng học tại Đại học bang Michigan, cho biết.

Theo ông Parsons, ve sầu Magicicada không gây hại cho con người. Tuy nhiên, các loài vật nuôi ăn phải ve sầu Magicicada có thể bị bệnh.

Trong mỗi lần xuất hiện, số lượng cá thể ve sầu Magicicada có thể lên tới hàng tỷ con. Các nhà khoa học tin rằng hiện tượng sinh trưởng và xuất hiện với số lượng cá thể lớn giúp loài này tự bảo vệ mình.

Sự xuất hiện của hàng tỷ con ve sầu Magicicada đi cùng tiếng ồn có thể gây khó chịu cho con người. Các cá thể đực sẽ phát ra âm thanh mời gọi bạn tình có thể lên tới 100 decibel, tương đương âm thanh của động cơ xe môtô tăng tốc.

Các nhà khoa học cho biết nếu có thể bỏ qua sự phiền phức từ âm thanh ồn ào, con người sẽ có cơ hội tận hưởng một trong những kỳ quan hiếm có của thế giới tự nhiên.

"Đây là cơ hội tuyệt vời cho hàng triệu người tận hưởng một hiện tượng sinh học tự nhiên đáng nhớ ngay tại sân sau nhà mình mà sẽ không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới", Michael Raupp, nhà côn trùng học từ Đại học Maryland, nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Gián có thể sống sót sau chiến tranh hạt nhân?

Gián có thể sống sót sau chiến tranh hạt nhân?

Đối với hầu hết các loài động vật, không có đầu về cơ bản là kết thúc của mọi thứ. Nhưng gián có thể sống trong vài tuần một cách bí ẩn sau khi bị chặt đầu.

Đăng ngày: 26/01/2021
Top 12 loại nấm mốc thường thấy trong nhà và mức độ nguy hiểm của chúng

Top 12 loại nấm mốc thường thấy trong nhà và mức độ nguy hiểm của chúng

Trong khi một số loại nấm có thể ăn được như nấm men, nấm mốc thì hoàn toàn ngược lại, nó có thể gây hại khi ăn hoặc thậm chí hít phải.

Đăng ngày: 24/01/2021
Bất ngờ với nguồn lương thực mới trong tương lai: Trồng cỏ biển lấy... gạo

Bất ngờ với nguồn lương thực mới trong tương lai: Trồng cỏ biển lấy... gạo

Với nhiều lợi thế đặc trưng, gạo từ cỏ biển zostera được nhóm nghiên cứu đánh giá có thể trở thành nguồn lương thực mới trong tương lai.

Đăng ngày: 23/01/2021
Mánh khóe giúp bọ ngựa đực khỏi bị bạn tình ăn thịt

Mánh khóe giúp bọ ngựa đực khỏi bị bạn tình ăn thịt

Bọ ngựa springbok đực sẵn sàng làm bọ ngựa cái bị thương trong lúc tán tỉnh để tránh trở thành bữa ăn cho bạn tình sau khi giao phối.

Đăng ngày: 23/01/2021
Cảnh báo mối nguy hiểm của một loại nấm trong đại dịch Covid-19

Cảnh báo mối nguy hiểm của một loại nấm trong đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 có khả năng khiến vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh tăng nhanh, dẫn đến tình trạng số ca nhiễm nấm Candida auris ở bệnh viện tăng đột biến.

Đăng ngày: 22/01/2021
Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới

Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới

Loài bướm lớn nhất thế giới có sải cánh dài tới… 30 cm, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1906 tại Papua New Guinea bởi nhà tự nhiên học Albert S. Meek.

Đăng ngày: 22/01/2021
Cánh đồng tỏi tây khoe sắc dưới ánh đèn LED

Cánh đồng tỏi tây khoe sắc dưới ánh đèn LED

Nghệ sĩ người Hà Lan Daan Roosegaarde kết hợp vẻ đẹp tự nhiên của thực vật với công nghệ để tạo nên màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục.

Đăng ngày: 20/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News