Hành trình tìm gene chống bức xạ vũ trụ cho phi hành gia

Các nhà khoa học kỳ vọng có thể sớm tìm ra phi hành gia có bộ gene chịu được điều kiện khắc nghiệt trong vũ trụ.

Với giả thuyết một số chất liệu di truyền có khả năng sửa chữa hư hại trong gene do bức xạ gây ra, nhà khoa học Ting Wu tại Đại học Y Harvard, Mỹ cho rằng gene là giải pháp cho vấn đề du hành vũ trụ, NBC News ngày 20/6 đưa tin. Theo Wu, con người sẽ chỉ thám hiểm gần Trái Đất chừng nào chưa xử lý được vấn đề hư hại gene.

Dự án đưa người lên sao Hỏa của NASA đã được khởi động, nhưng yếu tố bảo đảm an toàn cho phi hành gia chưa được cam kết. Một nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ mắc ung thư do phóng xạ vũ trụ của các phi hành gia cao gấp đôi so với quan điểm trước đây.


Bức xạ vũ trụ đang là chướng ngại lớn với mục tiêu thám hiểm của con người. (Ảnh minh họa: Reuters).

Cách đơn giản nhất để thực hiện các sứ mệnh vũ trụ hiện nay là chọn phi hành gia có sẵn gene đột biến phù hợp với sứ mệnh thám hiểm ngoài hành tinh như khả năng phòng vệ tự nhiên trước phơi nhiễm phóng xạ.

Wu và đồng nghiệp đang nghiên cứu phương án tìm ra hoặc tạo nên phi hành gia có bộ gene chịu được hư hại do tình trạng vi trọng lực và phóng xạ vũ trụ. Theo nghiên cứu của Wu, trong tương lai con người có khả năng khai phóng được cơ chế tự sửa chữa đang ẩn mình ngay trong gene.

Kỹ thuật tác động gene để tắt, bật các gene cụ thể mà các nhà khoa học đang sử dụng chưa đủ an toàn để áp dụng với con người. "Công nghệ này đã hoạt động. Chỉ còn lại vấn đề ưu việt hóa", nhà vật lý sinh học Christopher Mason tại Trung tâm Y tế Weill Cornell, New York, nói.

Trong phòng thí nghiệm của Mason, tế bào của con người được thêm các gene sửa chữa ADN. Mason hy vọng có thể gửi các tế bào đã được can thiệp vào không gian để nghiên cứu hoạt động của chúng trong môi trường vi trọng lượng và khi phơi nhiễm phóng xạ.


Trong tương lai con người có khả năng khai phóng được cơ chế tự sửa chữa đang ẩn mình ngay trong gene.

Wu đang phát triển công nghệ xác định các điểm hư hại của gene, lần ra cơ chế sửa chữa đồng thời nghiên cứu sự tác động của môi trường vũ trụ tới gene trong tế bào.

George Church, nhà di truyền học tại Đại học Y Harvard, chồng của Wu, đang nghiên cứu các đột biến tự nhiên giúp vi khuẩn và tế bào con người chống lại phóng xạ. "Chúng tôi thực sự nghĩ chúng tôi biết mình đang làm gì. Nhưng dĩ nhiên, chúng tôi cũng có thể sai", Mason nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 11/01/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News