Hành vi "phát khóc vì đẹp" chỉ có ở loài người

Không chỉ có chức năng giữ ẩm cho đôi mắt, khóc còn là phương tiện để con người biểu đạt cảm xúc trước khi xuất hiện ngôn ngữ, theo một nhà khoa học uy tín của Anh.

Michael Trimble, giáo sư chuyên ngành thần kinh học thuộc trường Đại học London (UCL), đã viết một cuốn sách có nhan đề “Tại sao con người thích khóc?” nhằm cố gắng giải đáp bí ẩn tại sao con người là loài duy nhất trong vương quốc động vật rơi lệ vì đau khổ.

Theo tác giả, cuốn sách đã đề cập tới hàng loạt khía cạnh của việc khóc vì cảm xúc, xem xét yếu tố sinh lý học cũng như lịch sử tiến hóa của hiện tượng này.

Xét về mặt sinh học, các giọt nước mắt rất cần cho việc giữ ẩm tròng mắt. Chúng chứa các protein và một số chất khác giúp đôi mắt của chúng ta luôn khỏe mạnh cũng như chống việc nhiễm khuẩn.

Hành vi phát khóc vì đẹp chỉ có ở loài người
Trong vương quốc động vật, con người là loài duy nhất khóc vì cảm xúc. (Ảnh minh họa: Corbis)

Ở các động vật khác, việc chảy nước mắt dường như chỉ mang tính chất cơ sinh học, nhưng ở con người, hiện tượng khóc còn mang thêm ý nghĩa vô cùng lớn lao.

Giáo sư Trimble cho hay: “Con người khóc vì nhiều lí do. Tuy nhiên, khóc vì các nguyên nhân cảm xúc và khóc trước những trải nghiệm thẩm mỹ là độc nhất vô nhị đối với loài người.

Về khía cạnh cảm xúc, con người thường khóc nhiều nhất vì tổn thất hoặc mất mát người thân. Về khía cạnh thưởng thức nghệ thuật, việc con người rơi lệ thường gắn với âm nhạc, văn học và thơ ca.

Có một số rất ít người khóc khi chiêm ngưỡng các bức tranh, tác phẩm điêu khắc hoặc tòa nhà ấn tượng với họ. Tuy nhiên, con người cũng rơi lệ vì vui sướng, dù cảm xúc gắn với nó thường xảy ra ngắn ngủi hơn so với việc khóc trong những hoàn cảnh khác”.

Giáo sư Trimble bày tỏ hy vọng, công trình của ông sẽ giúp mọi người, đặc biệt là đàn ông, thoát khỏi cảm giác e ngại khi bị người khác nhìn thấy mình rơi lệ. Theo ông, khóc là một phản ứng tự nhiên trước sự đau khổ cũng như biểu hiện lòng trắc ẩn đối với những người khác.

Nghiên cứu hiện tượng khóc của con người từ góc độ thần kinh học, giáo sư Trimble nhận định, việc rơi lệ vì cảm xúc chắc chắn xuất hiện vào một thời điểm bước ngoặt tiến hóa của nhân loại. Ông tin rằng, khóc do cảm xúc xuất hiện khi con người bắt đầu biết tự nhận thức về bản thân và những người xung quanh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News