Hạt vũ trụ xuyên thủng núi lửa Trái đất, phơi bày nhiều bất ngờ
Muon - những hạt hạ nguyên tử ma quái được tạo ra khi các tia vũ trụ đi vào bầu khí quyển Trái đất - đang được các nhà khoa học ứng dụng để lập bản đồ cấu trúc núi lửa, giúp dự đoán các vụ phun trào nguy hiểm.
Theo Science Alert, hạt muon hiện diện ở khắp mọi nơi và nếu nhìn thấy chúng, bạn có thể thấy vài trăm cú tấn công của hạt muon về phía bạn mỗi giây. Tin mừng là nó vô hại.
Với giới khoa học, muon dần trở thành báu vật. Cách đây 4 năm, các nhà khảo cổ đã sử dụng các hạt này để khám phá một căn phòng ẩn bên trong kim tự tháp Giza huyền bí.
Hạt muon có thể giúp lập bản đồ núi lửa, dự báo các vụ phun trào nguy hiểm - (Ảnh: REUTERS).
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society ch.o biết họ vừa tìm ra một cách ứng dụng mới cho hạt muon, đó là cho chúng xuyên vào các núi lửa, từ đó chụp ảnh và lập bản đồ cấu trúc các dòng magma ẩn bên trong núi lửa.
Nhà địa vật lý Giovanni Leone từ Đại học Atacama ở Chile ví phương pháp này như "chụp X-quang" núi lửa. Nhiều hạt muon có thể đi xuyên qua mặt bên của các núi lửa, tuy nhiên với một số ngọn núi lửa đủ dày đặc, chúng sẽ không vượt nổi đến tận phía bên kia.
Theo Bussiness Insider, thông qua việc ước lượng những hạt muon nào "sống sót" sau cuộc hành trình, họ lại có thể biết được độ dày đặc của từng vị trí bên trong núi lửa, để từ đó tạo nên một bản đồ sống động bằng cách thiết lập hàng loạt máy dò muoan ở 2 bên sườn núi lửa. Nơi nào muon đi qua hoàn toàn sẽ tạo ra màu đen trên ảnh chụp, nơi nào càng ít muon đi qua sẽ càng trắng, tương tự như phim X-quang.
Phương pháp giúp tạo ra một hình ảnh 3D thô vè cấu trúc núi lửa, từ đó giúp phát hiện các hồ chứa magma và theo dõi chuyển động của các dòng magma, từ đó dự báo được sự dâng lên của vật liệu nóng chảy này - dấu hiệu của sự phun trào.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
