Hệ sinh thái đa dạng trên Trái đất được ra đời từ va chạm hành tinh?

Kết quả một nghiên cứu khoa học quốc tế cho thấy vụ va chạm hành tinh cách đây 470 triệu năm đã tạo ra một lớp bụi kín dẫn tới kỷ băng hà và tiếp đó dẫn tới đa dạng hệ sinh thái trên Trái Đất.

Một vụ va chạm trong vành đai tiểu hành tinh cách đây 470 triệu năm đã dẫn tới hệ sinh thái đa dạng trên Trái Đất. Đây là kết luận được đưa ra trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Advances số ra ngày 18/9.

Hệ sinh thái đa dạng trên Trái đất được ra đời từ va chạm hành tinh?
Vu va chạm cách đây 470 triệu năm đã dẫn tới hệ sinh thái đa dạng trên Trái Đất. (Ảnh minh họa: pbs.org).

Công trình nghiên cứu được nhóm các nhà khoa học quốc tế, do nhà địa chất Birger Schmitz tại Đại học Lund University dẫn đầu, tiến hành đã phát hiện vụ va chạm làm vỡ một hành tinh trong vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Mộc và sao Hỏa, khiến một lượng bụi lớn phủ kín toàn bộ bên trong Hệ Mặt trời. Lượng bụi này dẫn tới kỷ băng hà và tiếp đó dẫn tới đa dạng hệ sinh thái trên Trái Đất.

Các nhà khoa học cho rằng việc bụi che lấp phần nào ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Trái Đất dẫn tới hình thành kỷ băng hà, đồng thời khiến khí hậu trên Trái Đất biến đổi từ tương đối đồng nhất sang phân chia thành các vùng khí hậu khác nhau: từ thời tiết băng giá tại các cùng cực đến thời tiết nhiệt đới tại vùng xích đạo. Khi đó, các loài động vật không xương sống tiến hóa đa dạng để thích nghi với khí hậu mới.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các đồng vị helium ngoài khí quyển trong trầm tích ở dưới đáy biển ở miền Nam Thụy Điển. Theo đó, bụi từ vụ va chạm hành tinh nói trên trong hành trình di chuyển đến Trái Đất đã thu nạp helium mỗi khi có tác động của gió Mặt Trời.

Một số nhà khoa học đưa ra đề xuất có thể đưa các tiểu hành tinh, như các vệ tinh, vào quỹ đạo Trái Đất để có những va chạm liên tục phát ra bụi chặn phần nào ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, nhờ đó có thể làm mát Trái Đất trong bối cảnh khí hậu toàn cầu ấm lên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh hồng ngoại thiên hà Messier 81 khoe sắc cực đẹp

Ảnh hồng ngoại thiên hà Messier 81 khoe sắc cực đẹp

NASA vừa công bố một hình ảnh hồng ngoại tuyệt đẹp được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA về thiên hà Messier 81, thiên hà xoắn ốc nằm cách Trái đất 11,6 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 20/09/2019

"Khách sạn vũ trụ" sẽ đi vào hoạt động năm 2025

Công ty Gateway Foundation có trụ sở ở Mỹ vừa tiết lộ kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ theo kiểu tàu du hành bay quanh quỹ đạo Trái đất.

Đăng ngày: 19/09/2019

"Sóng ma" phát ra từ những ngôi sao đã chết

Các hành tinh quay quanh một ngôi sao đã chết phát ra những bức xạ điện từ đặc biệt mà chúng ta có thể bắt được từ Trái Đất.

Đăng ngày: 19/09/2019
Tàu NASA chụp ảnh nhật thực trên sao Mộc

Tàu NASA chụp ảnh nhật thực trên sao Mộc

Tàu thăm dò Juno của NASA ghi lại khoảnh khắc mặt trăng Io che khuất Mặt Trời, tạo ra bóng đen trên bề mặt hành tinh khí khổng lồ.

Đăng ngày: 19/09/2019
Đưa vào hoạt động

Đưa vào hoạt động "khách sạn trên vũ trụ" vào năm 2025

Công ty Gateway Foundation có trụ sở ở Mỹ vừa tiết lộ kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ theo kiểu tàu du hành bay quanh quỹ đạo Trái đất.

Đăng ngày: 19/09/2019
Điều gì sẽ xảy ra nếu một hố đen cỡ đồng xu tấn công Trái đất?

Điều gì sẽ xảy ra nếu một hố đen cỡ đồng xu tấn công Trái đất?

Trong vũ trụ bao la, hố đen có lẽ chính là “hung thần” đáng sợ nhất mà chúng ta từng biết đến. Với lực hấp dẫn khổng lồ, không có bất kỳ vật chất nào, kể cả ánh sáng có thể thoát khỏi hố đen nếu chúng vượt qua ranh giới về khoảng cách an toàn.

Đăng ngày: 18/09/2019
Nga giải mật vật thể

Nga giải mật vật thể "E" thám hiểm Mặt trăng

Cơ quan vũ trụ LB nga - Roscosmos đã giải mật các tài liệu về chương trình “Mặt Trăng” đầu tiên của Liên Xô.

Đăng ngày: 18/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News