Hệ thống canh tác Subak ở Bali
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Hệ thống canh tác Subak ở Bali của Indonesia là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2012.
Hệ thống canh tác Subak ở Bali, Indonesia - Di sản thiên nhiên thế giới
Cảnh quan khu vực có hệ thống canh tác của Bali bao gồm năm ruộng bậc thang, các đền thờ, hệ thống thủy lợi rộng đến 19.500 ha. Trong đó các ngôi đền là trọng tâm của một hệ thống bao gồm nước, kênh mương, đập tràn, được gọi là subak. Theo tài liệu của Indonesia thì Hệ thống subak có từ thế kỷ thứ 9. Subak là hình ảnh phản ánh khái niệm triết học của Tri Hita Karana, trong đó tập hợp đủ lĩnh vực tinh thần, thế giới con người và thiên nhiên. Triết lý này được sinh ra từ việc trao đổi văn hóa giữa Bali và Ấn Độ từ hơn 2.000 năm trước và đến nay vẫn định hình trong phong cách của Bali.
Hệ thống subak của Bali còn gồm có tập quán canh tác của cư dân nông nghiệp sống tại đây. Tập quán này có phong cách dân chủ và bình đẳng…chính điều này đã đưa Bali thành vùng trồng lúa màu mỡ nhất trong quần đảo Indonesia mặc dù mật độ dân số tại Bali rất cao.
Bên cạnh đó, đất đai tại Bali có sự ảnh hưởng của dòng nham thạch núi lửa, điều này cung cấp cho đất các khoáng chất khiến cho đất đai màu mỡ. Kết hơp với khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, cộng với nước từ các con sông trong khu vực càng làm cho đất canh tác ở Bali thích hợp cho việc trồng trọt. Điều đặc biệt là ở đây lúa có thể trồng trên cả đất bằng phẳng và sườn núi.
Trong đời sống tôn giáo của người dân bản địa trên đảo Bali, gạo là món quà của thượng đế, hệ thống canh tác subak là một phần của văn hóa đền thờ. Nước từ các suối và kênh rạch chảy qua các đền thờ, chảy qua kênh rạch rồi đến các cánh đồng lúa gạo. Từ thế kỷ thứ 11, các kênh rạch, hệ thống thủy lợi và các đền thờ đã đươc quản lý chặt trẽ. Có khoảng 400 người nông dân cùng quản lý các hệ thống cung cấp nước này, tài sản này là một tài sản chung gắn liền với văn hóa truyền thống và điều kiện sinh sống tự nhiên của người dân bản địa.
Ngôi đền Pura Ulun Danu Batur là trung tâm của subak, bên cạnh hồ Batur có miệng núi lửa. Phong cảnh của Subak với các hệ thống thủy lợi, ruộng bậc thang, ngôi đền thờ hoàng gia Pura Taman Ayun…đã được miêu tả nhiều trong các bản khắc từ thế kỷ thứ 10.
Cho đến nay, tuy không ai đe dọa đến hệ thống canh tác này song sự thay đổi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và áp lực du lịch này càng tăng khiến cảnh quan nơi đây dễ bị tổn thương. Một số đền và ruộng bậc thang đã thay đổi và mất dần tính nguyên gốc. Điều nay đang đặt ra thách thức đối với các nhà quản lý tại Bali, làm sao phát triển nhưng vẫn phải giữ gìn cảnh quan cũng như tập quán sinh hoạt của người dân nơi này.
- Công viên quốc gia Ujung Kulun - Indonesia
- Vườn quốc gia Komodo - Indonesia