Hệ thống định vị Galileo của EU tiếp nhận thêm nhiều vệ tinh mới

Hệ thống định vị Galileo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 12/12 đã tiếp nhận thêm 4 vệ tinh mới, nâng tổng số vệ tinh hiện được triển khai trên quỹ đạo lên con số 22.

Các vệ tinh mới, cùng có trọng lượng 715kg, đã được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane 5 vào lúc 18 giờ 36 (giờ GMT) từ Trung tâm Vũ trụ Kourou ở vùng Guiana thuộc Pháp. Các vệ tinh này được đặt trên quỹ đạo ở độ cao 23.000km so với Trái Đất và sẽ bắt đầu triển khai hoạt động 4 giờ sau khi được phóng.


Hình đồ họa vệ tinh Galileo. (Nguồn: Courtesy).

Galileo là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) do Liên minh châu Âu (EU) xây dựng và được xem là có tầm quan trọng chiến lược đối với châu Âu. Khác với các hệ thống định vị GPS của Mỹ và GLONASS của Nga, Galileo là hệ thống định vị do các tổ chức dân sự quản lý.

Sau khi hoàn tất triển khai, Galileo sẽ có 30 vệ tinh (trong đó 27 vệ tinh hoạt động chính và 3 vệ tinh dự phòng), phân bố trên 3 mặt chính với góc nghiêng 56 độ. Tuổi thọ thiết kế đối của các vệ tinh là hơn 12 năm.

Theo các chuyên gia vũ trụ, hệ thống Galileo có thể xác định chính xác vị trí trên Trái Đất với sai số trong vòng một mét, trong khi các hệ thống GPS và GLONASS có mức sai số là vài mét.

Ủy ban châu Âu (EC) chịu trách nhiệm chung về dự án hệ thống định vị Galileo, trong đó có việc quản lý và giám sát thực hiện mọi hoạt động, tuy nhiên việc triển khai, thiết kế và phát triển cơ sở hạ tầng được ủy thác cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Dự kiến sẽ tiếp tục có 4 vệ tinh nữa thuộc hệ thống định vị Galileo được phóng lên quỹ đạo vào tháng 7/2018.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News